Chú chim chào mào của bạn đang gặp phải tình trạng chân yếu, lười hót, mệt mỏi. Để hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách chữa trị chim chào mào bị yếu chân hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết sau đây cùng Thucanh nhé!
Các nguyên nhân chào mào bị yếu chân
Nếu quan sát thấy chào mào có biểu hiện mệt mỏi, lười ăn, lười hót, chân không đứng vững. Hay khó khăn trong vấn đề di chuyển, bay nhảy. Lúc này bạn cần phải chú ý đến thể trạng sức khỏe, chúng có thể đang mắc các bệnh và yếu chân là căn bệnh hay gặp. Thường chào mào bị yếu chân thường do những nguyên nhân cơ bản như sau:
- Chào mào hoảng sợ, bay nhảy đụng vào nan lồng. Va đập, đạp dằm làm chân bị đau, sưng.
- Do móng chim quá dài, vảy chân đóng cục quá dày. Điều này khiến cho việc bay nhảy khó khăn. Chim không tự tin khi đậu.
- Chim bị thiếu chất, đặc biệt là canxi khiến chân yếu
- Chào chào già, chim nuôi nhốt trong lồng quá lâu, ít được bay nhảy
- Chào mào mắc các bệnh như viêm phổi, ngộ độc. Lúc này cơ thể chào mào suy nhược, nhiễm lạnh. Dẫn đến tình trạng chân khô, run rẩy, xù lông và cử động chậm chạp.
- Chào mào bị trúng gió do treo ở hướng gió lùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Biểu hiện thường thấy là chim không đậu được, chỉ đứng ở dưới đáy lồng. Di chuyển khó khăn.
Cách chữa trị chào mào bị yếu chân
Để có cách chữa trị hiệu quả, bạn cần biết được các nguyên nhân cơ bản gây ra căn bệnh này. Một số cách chữa trị phổ biến hiện nay như sau:
- Nếu do chim bay đụng nan lồng thì việc cần làm là bạn nên bắt chim ra. Bôi dầu vào dưới 2 cánh chim và dưới chân cho chào mào. Đồng thời treo chim ở nơi yên tĩnh, trùm áo lồng để chúng nghỉ ngơi, phục hồi dần.
- Nếu vết thương của chân chảy máu, nên vệ sinh thật kỹ càng bằng thuốc đỏ để tránh nhiễm trùng.
- Cắt móng cho chim nếu móng hay vảy quá dài. Thường nên cắt 1/3 độ dài của móng, không nên cắt quá sâu khiến chân chào mào chảy máu. Dùng chanh tươi chà vào vảy của 2 chân, chờ vảy mềm sẽ dễ dàng lột hơn. Định kỳ 4 tháng lột vảy và cắt móng một lần cho chào mào
- Bổ sung đầy đủ mồi tươi, trái cây và cám, canxi chất lượng cho chim.
- Dùng phương pháp tiếp đất kết hợp với cầu xoan. Nếu chim không đậu được trên cây. Bạn có thể cho đất cát ở phía dưới, thức ăn và nước nên để dưới đất. Mục tiêu cho chân chim tiếp đất. Hơi đất giúp chữa yếu chân. Hơn nữa, chúng sẽ tự tìm khoảng trong đất để bổ sung thêm.
- Thay cầu đậu cho chào mào bằng gỗ xoan ( thầu đâu, sầu đông). Đây là loại gỗ giúp trị chào mào yếu chân nhanh phục hồi. Nên chọn những cành tròn, không gồ ghề.
- Ngoài ra nếu bệnh nặng quá thì cân phải cho chim uống thuốc yếu chân sẽ giúp phục sinh nhanh hơn
Cách bố trí cầu đậu cho chào mào bị yếu chân phù hợp
Đầu tiên, bạn phải chọn cầu phù hợp với kích cỡ theo từng loại chân của chim. Nếu cầu có kích thước lớn thì ngón chân của chim không bám được vào cầu. Hoặc khiến cho các ngón chân cong, vẹo, dị tật. Tuy nhiên, cầu có kích thước nhỏ thì chim cũng khó khăn trong việc bám và giữ vững thăng bằng.
Thông thường, bạn nên dùng lồng cao khoảng trên 80cm. Kích thước của cầu thường dài khoảng 1.3cm. Bố trí 2 cầu dài trên và dưới đặt so le nhau. Cầu trên để cóng bột, dưới thì cóng nước. Việc này buộc con chim khi muốn ăn hoặc uống phải di chuyển, dần chim sẽ mạnh chân.
Cách tập khác là dùng lồng dài trên 1m, đặt 2 cầu song song nằm ngang. Mỗi ngày dành thời gian tầm 10-15p, dùng cây để lùa chim bay qua về. Lâu ngày sẽ giúp cho chân linh hoạt, khỏe mạnh hơn.
Phòng ngừa yếu chân cho chim
Một số phương pháp phòng ngừa yếu chân cho chim hiện nay:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho chào mào như mồi tươi, đặc biệt cung cấp canxi để giúp chân cứng cáp và khỏe hơn. Bằng cách dùng vỏ tôm, vỏ trứng gà nướng chín và xay nhuyễn cho chim ăn.
- Chú ý vệ sinh lồng ở của chim thường xuyên để hạn chế tích tụ vi khuẩn gây bệnh.
- Có chế độ nghỉ ngơi và tắm cho chào mào hợp lý
- Thường xuyên theo dõi và quan sát sự thay đổi trong cách bay nhảy của chào mào để phát hiện sớm
- Huấn luyện và tập cho chào mào các bài tập, chế độ tập cơ bản. Đồng thời di chuyển vị trí đặt lồng để giúp chúng khỏe mạnh, nâng cao và rèn luyện thể chất.
- Cho chúng sinh hoạt trong khung giờ hợp lý, tránh gây hoảng sợ va chạm trong lồng gây hỏng chân
- Bổ sung nguồn nước sạch và đầy đủ, nhất là khi thời tiết nóng có thể khiến cho cơ thể chào mào dễ bị mất nước.
- Treo lồng ở trên cao, tránh hướng gió lùa độc khi thời tiết thay đổi. Đồng thời tránh bị chuột cắn hay bị các con vật khác tấn công.
Trên đây, Thucanh đã chia sẻ đến bạn cách chữa trị chim chào mào bị yếu chân thông dụng hiện nay. Hy vọng các bạn sẽ biết cách chăm sóc chim nhà bạn đúng cách để hạn chế những căn bệnh thường gặp. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết cùng chúng tôi.