Chào mào thay lông và một số điều cần lưu ý khi chăm sóc

Chào mào thay lông là một biểu hiện sinh lý thường gặp ở loài vật này. Để quá trình thay lông mới của chào mào diễn ra suôn sẻ, có được chất lông đẹp. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây cùng thucanh. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số biểu hiện thường thấy và cách chăm sóc chào mào khi thay lông hiệu quả.

Thời gian thay lông của chào mào

Đối với chim ngoài thiên nhiên thì thời gian thay lông thường vào trước mùa đông. Khoảng tháng 8 – 11 dương lịch và thay 1 lần trong năm.

thoi-gian-thay-long-cua-chao-mao-thucanh

Còn trong nuôi nhốt, do nhiều tác động và thay đổi cám, thời tiết, chuyển lồng. Các loại chim này có thể thay trước vài tháng và còn có con thay 2 lần/năm. Thông thường chào mào từ lúc rụng lông đến lúc bộ lông hoàn chỉnh thường mất 2-3 tháng.

Dấu hiệu nhận biết chào mào thay lông

Thời điểm chào mào bắt đầu thay lông, bạn có thể nhận biết bằng một số biểu hiện cơ bản thường ngày. Như lông chim xơ xác, lông rụng dưới đáy lồng và tăng dần số lượng theo ngày. Có một đặc điểm nữa là thời gian gần rớt lông con chim thường chơi sung hơn bình thường, mọi người hay gọi là lửa cuối.

dau-hieu-nhan-biet-chao-mao-thay-long-thucanh

Sau thời gian đó con chim sẽ yếu lửa dần và bắt đầu rớt lông. Thông thường chim rụng lông mình, lông cánh rồi tới lông đuôi. Khi lồng mào, tách đỏ lên là chuẩn bị thay lông xong.

Cách chăm sóc hiệu quả khi chào mào thay lông

Thức ăn cần thiết cho chào mào khi thay lông mới

Để chào mào có bộ lông đẹp, chúng cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi bộ lông sau khi thay mới. Một số thức ăn cần thiết được gợi ý đến bạn như sau:

Các loại cám dành riêng cho chào mào. Các hãng cám thường sản xuất 2 loại cám: Loại cám đấu và cám thay lông. Cám thay lông có nên hàm lượng đạm, chất nóng ít giúp chim thay lông nhanh và bộ lông đẹp. Không nên cho chào mào ăn loại cám lên lửa có hàm lượng cao. Loại này không tốt cho chim và gây hư hỏng bộ lông mới của chào mào. Nếu sử dụng cám rẻ tiền thì cần trộn vỏ trứng gà xay nhuyễn vào cám để bổ trợ canxi cho chim.

cach-cham-soc-hieu-qua-khi-chao-mao-thay-long-thucanh

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lạc (đậu tục) cho chim ăn. Vì trong lạc có chứa các chất béo sẽ giúp lông chim bóng mượt và mọc sẽ nhanh hơn. Rang lạc chín, xay nhuyễn và trộn vào cám theo tỷ lệ 2 cám 1 lạc là được.

Chim chào mào khi thay lông cần cung cấp những thức ăn có tính mát và trái cây cũng vậy. Bạn hoàn toàn có thể cho chào mào ăn những trái như cam, cà chua, đu đủ,… Bên cạnh đó, một số ít trái cây tạo ra sắc tố đỏ rất tốt cho bộ lông tách và hậu môn của chào mào. Ví dụ như trái gấc, cà rốt, đu đủ hay bình bát dây.

Cho chim ăn những loại mồi tươi: Cào cào non, trứng kiến để bổ sung đạm. Không nên cho chim ăn sâu quy, sâu có tính nóng làm lông chim mọc ra bị xơ và xoăn.

Chế độ nghỉ ngơi

Để chim chào mào có bộ lông đẹp thì nghỉ ngơi và tắm rửa trong giai đoạn này khá quan trọng. Bạn cần có kế hoạch cho chim tắm rửa nghỉ ngơi một cách hợp lý.

  • Cần phải có một lịch trình hài hòa và hợp lý và rất đầy đủ để chim chào đón kỳ nghỉ. Khoảng thời gian tốt nhất cho chào mào đi ngủ là 18 giờ.

cach-cham-soc-hieu-qua-khi-chao-mao-thay-long-1-thucanh

  • Ngoài ra, khi chào mào bắt đầu thay lông. Khoảng 15h – 16h cho chim tắm với nước muối pha loãng, để khô lông và trùm kín áo lồng 24/24h trong vòng 2 ngày.
  • Cho chim tắm nước 2 ngày/lần vào buổi chiều, chim tắm xong thì để khô lông rồi trùm kín áo lồng lại. Tắm nước giúp lông cũ rụng nhanh hơn và kích thích lông ống ra nhanh.
  • Sau khi bộ lông đã triển khai xong 80 %, bạn có thể cho chim đi phơi nắng. Tầm 7h sáng mang chim tắm nắng cỡ 30 phút là được. Trong nắng có chứa chất Vitamin D cực tốt cho bộ lông của chào mào

cach-cham-soc-hieu-qua-khi-chao-mao-thay-long-3-thucanh

Một số lưu ý khác khi chăm sóc chào mào trong quá trình thay lông

  • Giai đoạn này bạn cần để treo lồng ở nơi yên tĩnh để chúng được nghỉ ngơi. Chú ý chim đang thay lông không mang chi đi dợt, và kè chim hoặc ở gần các loài chim khác.
  • Trong quá trình thay lông của chúng thì không đổi lồng hoặc cho chuyển xa. Đối với chim bổi sẽ không sao nhưng chim thay lông 1 – 2 mùa sẽ bị dừng quy trình thay lông
  • Không mang chim đi phượt, chim đi chơi. Vì lúc này chim rất yếu không có sức chơi và sẽ làm hỏng lông của chim.
  • Không nên trùm lồng kín vì mục đích ép chim thay lông mới nhanh chóng. Việc ép chào mào thay lông mới bằng cách này sẽ khiến chào mào mệt mỏi nhiều. Tốt nhất là bạn nên để cho chim thay lông tự nhiên.

cach-cham-soc-hieu-qua-khi-chao-mao-thay-long-2-thucanh

Trên đây, thucanh đã chia sẻ đến bạn các dấu hiệu cũng như một số lưu ý khi chào mào thay lông. Để chăm sóc chào mào một cách tốt nhất. Mỗi người chủ cần quan tâm đến nhiều yếu tố như thức ăn, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống,… Hãy tìm hiểu kỹ càng và bổ sung đầy đủ kiến thức  khi nuôi dưỡng chim chào mào nhà bạn nhé!

5/5 - (4 votes)

Bài viết liên quan