Chào mào xanh là chim gì? Đặc điểm và kinh nghiệm nuôi dưỡng

Banner-backlink-danaseo

Chào mào được biết đến là một trong những giống chim cảnh được người nuôi yêu thích. Chủng loại của chúng cũng vô cùng đa dạng với những đặc điểm ngoại hình khác nhau. Nổi bật trong số đó phải kể đến giống chào mào xanh. Vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu chào mào xanh là chim gì? Làm thế nào để nuôi dưỡng chúng khỏe mạnh? Sau đây Thucanh sẽ cung cấp cho bạn các kinh nghiệm nuôi hiệu quả.

Chào mào xanh là giống chim gì?

Sở hữu ngoại hình nổi bật, chào mào xanh là một trong những giống chim được nhiều người nuôi săn đón. Tên gọi khác của chào mào xanh là chào mào mỏ lớn. Chúng thuộc bộ sẻ, họ chào mào và có tên khoa học là Spizixos canifrons.

Chao-mao-xanh-thucanh

Môi trường sống của chào mào xanh thường ở những khu vực nhiệt đới. Chúng được tìm thấy ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Việt Nam,… Ở nước ta, loài chim này cũng xuất hiện ở các tỉnh phía bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu,… Tuổi thọ của chim trung bình khoảng 11 năm. Nhưng nếu được nuôi dưỡng tốt thì có thể lâu hơn.

Đặc điểm của chim chào mào xanh

Sau đây là một vài đặc điểm cơ bản của loài chim chào mào xanh.

Ngoại hình

Xét về ngoại hình, đây là một lợi thế nổi bật giúp chúng được nhiều người nuôi yêu thích. Những đặc điểm tổng quan trên cơ thể chào mào xanh đó là:

  • Kích thước chim ở mức trung bình, chiều dài thân 19 – 22 cm và nặng khoảng 44g
  • Thân chim dài và thon, lưng thẳng và bụng lớn
  • Phần lông cánh, ngực và 2 bên sườn có màu xanh ô liu
  • Đuôi có màu xanh lục
  • Mỏ chào mào hơi ngắn, nhọn, cưng và có màu hơi vàng
  • Đầu chim khá nhỏ và dài, có màu xám
  • Mống mắt của chúng có màu nâu sẫm hay nâu đỏ
  • Hai má của chim màu trắng
  • Chân nhỏ và khô có màu hồng đậm và được chia thành các móng chân thì có màu nâu, sắc nhọn.
  • Trán có màu xám nhạt
  • Mặt và sau gáy có phần lông đen
  • Mào lớn, lông đỉnh đầu mọc dài và chĩa lên

Ngoai-hinh-thucanh

Tập tính chào mào xanh

Chào mào xanh có tập tính sống như thế nào? Thông thường chúng sẽ sống theo đàn, tìm kiếm thức ăn ở dưới những tán lá và gốc cây. Với kích thước thân hình nhỏ nên chúng cũng khá dễ dàng trong việc luồn lách vào tán cây rộng để săn mồi. Khu vực sinh sống thường ở nơi có nhiều cây cao vùng rừng nhiệt đới. Khi đến mùa sinh sản thì nơi cây có tán sẽ là địa điểm thích hợp để chúng xây tổ. Nguyên liệu làm tổ chim đa dạng từ vỏ cây, giấy, rơm rạ, rễ cây, nilon,…

Tap-tinh-chao-mao-xanh-thucanh

Tiếp theo phải nhắc đến tập tính sinh sản của chào mào xanh. Mùa sinh sản của chúng thường bắt đầu vào hè, khoảng độ từ tháng 3 đến tháng 7. Con mái ở giai đoạn này có các biểu hiện như cúi đầu, đuôi nhấp lên xuống, cánh rũ, chào mào đực hót và bay nhảy nhiều hơn. Mỗi lần chim có thể đẻ từ 2 đến 4 trứng. Tuy nhiên kích thước trứng khá nhỏ chỉ khoảng 2 cm. Sau khoảng 12 ngày kể từ khi nở, chào mào bố mẹ sẽ thay nhau chăm con.

Kinh nghiệm nuôi dưỡng chim chào mào xanh đúng cách

Chọn giống chào mào xanh để nuôi

Trước tiên, bạn nên chọn những con chào mào khỏe mạnh. Một số đặc điểm nên để ý như phần mắt sáng, đầu to, mào và mỏ to và dày. Chim dạn dĩ không sợ người và ăn uống tốt.

Chon-giong-chao-mao-xanh-de-nuoi-thucanh

Không nên chọn những con có biểu hiện lờ đờ, mệt mỏi, ủ rũ, bệnh tật. Ở những con này thường sẽ bị xù lông, lông dưới hậu môn bị ướt, chim sợ người và ít hoạt động.

Thức ăn

Để chim có thể phát triển khỏe mạnh, bạn nên cung cấp cho chúng đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Ở mỗi độ tuổi sẽ có chế độ cho ăn riêng. Chào mào xanh thường ăn những thức ăn như sâu bọ, côn trùng hay hoa quả trong tự nhiên. Ngoài ra chúng còn ăn ếch, rắn hay thằn lằn.  Vì thế khi nuôi bạn có thể tìm và cung cấp những loại thức ăn này cho chúng. Các loại hoa quả trái cây phù hợp như ổi, đu đủ, hồng, vả, sung,…

Thuc-an-thucanh

Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt, bạn có thể cho chim ăn cám. Nên chọn những loại cám đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với từng con. Không dùng cám gà để cho chim ăn nhé. Đối với chim non thì nên pha cám với một chút nước loãng rồi đút cho chúng ăn. Nên chia nhỏ bữa ăn từ 8 đến 10 bữa/ ngày.

Phòng ngừa bệnh cho chào mào xanh

Trong quá trình nuôi, bạn cũng nên chăm sóc chào mào xanh thật kỹ lưỡng để giúp chúng khỏe mạnh hơn. Có thể chuẩn bị một chiếc lồng nuôi với không gian thoải mái. Bên trong có đầy đủ nước uống, khay ăn và cầu đậu. Đặc biệt nên chú ý vệ sinh lồng và thức ăn thừa.

Phong-ngua-benh-cho-chao-mao-xanh-thucanh

Loài chim này cũng hay mắc phải bệnh tiêu chảy. Khi đó, bạn có thể cho chúng ăn kèm quả chuối tây, dứa hay hồng xiêm hay uống nước chè xanh. Ngoài ra, chúng còn gặp một số bệnh về chân, chân khô, chân yếu không đứng vững. Chào mào xanh cần ăn cơm nóng và được vệ sinh mủ ở chân. Chú trọng chế độ ăn và cho bổ sung các loại thuốc theo chỉ định của thú y.

Ở trên là chia sẻ của Thucanh về chào mào xanh là chim gì? Mong rằng các thông tin về cách nuôi chúng cũng sẽ giúp bạn áp dụng và nuôi dưỡng thành công. Rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc chào mào cảnh được trang web chúng tôi tổng hợp được. Vì thế hãy thử theo dõi nhé.

Có thể bạn quan tâm: 
Cách chọn chim chào mào đực đẹp, hót hay có thể bạn chưa biết
Thông tin chào mào vùng nào hót hay nhất có thể bạn chưa biết?

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan