Công dụng, cách dùng Đậu mèo

Đậu mèo hay còn gọi là sắn dây rừng, Mắt mèo, Khau khắc khỏn, Đậu mèo ngứa có tên khoa học là: Mucuna pruriens (L.) DC. Nhân dân thường dùng hạt bổ đôi đắp hút nọc độc rắn cắn.  Hạt cũng được dùng làm thuốc tẩy xổ, nhưng với liều quá cao có thể gây rối loạn đường ruột và có thể gây tử vong.

A. Mô tả cây: 

  • Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu hung. Lá có 3 lá chét hình trái xoan quả trám, mặt trên ít lông, mặt dưới có nhiều lông trắng mềm; các lá chét bên mất cân xứng, lá kèm sớm rụng. Cụm hoa ở nách lá, hình chùm thõng xuống, dài tới 50cm, mang nhiều hoa và có nhiều lông ngứa. Hoa màu tím dài 5cm. Quả hình chữ S, dài 5-8cm, rộng 1,2cm; dẹt, không có nếp gấp, phủ đầy lông tơ ngứa màu hung. Hạt 5-6, hình trứng, màu hạt dẻ.
  • Mùa hoa quả: tháng 1-3

B. Phân bố, sinh thái:

  • Đậu mèo phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. Ở Việt Nam, đậu mèo có rải rác ở các tỉnh miền núi, đặc biệt từ Quảng Bình trở ra. Cây thường leo lên các loại cây bụi hay cỏ cao ở các quần hệ thứ sinh ven rừng kín, ở đồi hay trảng cây bụi trên đất nương rẫy mới bỏ hoang. Đậu mèo là cây ưa sáng, ra hoa nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Vòng đời của cây từ khi mọc đến khi tàn lụi kéo dài khoảng 4-5 tháng.
  • Đậu mèo là loại cây không được ưa chuộng, do lông của cây thường gây mẩn ngứa khi va chạm.

C. Bộ phận dùng:

  • Hạt lấy ở những quả chín, phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, phơi khô.

D. Thành phần hoá học:

  • Hạt đậu mèo chứa protein, calci, phosphor, sắt, Mg chất Dopa, glutathion, lecithin, acid gallic và glucosid. Hạt có chứa các alcaloid.

E. Tác dụng dược lý:

  • Đậu mèo cho chuột cống trắng ăn có tác dụng gây hạ đường máu trên chuột bình thường, nhưng không gây hạ trên chuột được gây đái tháo đường thực nghiệm với aloxan.

F. Tính vị, công năng:

  • Lông ngứa của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi va vào mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Hạt có tính xổ và sát trùng, hút độc.

G. Công dụng:

  • Nhân dân thường dùng hạt bổ đôi đắp hút nọc độc rắn cắn. Ở Ấn Độ, hạt được dùng trục giun đũa; người ta nghiền hạt ra, lẫn với mật ong hay xi rô làm thành thuốc dẻo ngọt dùng ăn trong 4-5 ngày với liều 15g đối với người lớn và 4g đối với trẻ em. Hạt cũng được dùng làm thuốc tẩy xổ, nhưng với liều quá cao có thể gây rối loạn đường ruột và có thể gây tử vong. Ở Lào, người ta sử dụng rễ làm thuốc.
Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan