Lời khuyên khi ăn óc động vật

Banner-backlink-danaseo

Ăn não (óc) để bồi bổ

Phospholipid có vai trò tạo những chất có tác dụng giúp sinh tế bào mới, tạo vỏ bọc myelin của tế bào thần kinh, khiến sự truyền tín hiệu của các tế bào thần kinh được thuận lợi, nhanh chóng. Còn chất cholesterol rất cần thiết cho việc tạo ra các hormone sinh dục như estrogen, androgen, corticosteroid (hormone vỏ thượng thận).

Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng tất cả các tế bào được bao bọc bởi màng chứa phospholipid, những hợp chất chứa phospho và các nguyên tố cơ bản khác như carbon và ni-tơ. Những phospholipid này là nền tảng của cấu trúc và chức năng của tế bào, và vì lý do đấy chúng được cho là thành phần không thể thiếu của sự sống.


Não của động vật hoang dã có chứa nhiều chất phospholipid và cholesterol .
Khi ăn não của một số con vật như heo, bò, trâu…, chúng ta sẽ hấp thụ một lượng phospholipid và cholesterol đáng kể.

Nhưng phải đúng cách

Từ rất lâu, đông y đã đề cao công dụng của não động vật. Sách của Tuệ Tĩnh-Nam dược thần hiệu có ghi: Não heo gọi là trư não, có vị ngọt, tính hàn, hơi có độc nên ăn nhiều không tốt, thường dùng chữa đầu phong, chóng mặt, mụn nhọt đau nhức, lở chân, da bị nứt nẻ. Trong khi đó, sách Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông viết: “Trư não tục gọi là óc lợn. Ngọt, lạnh, có độc, chớ ăn nhiều. Chữa âm sang, chữa phong đầu choáng, nhọt sưng đau ngầm”.

Não bò cũng là món bổ dưỡng, nó được gọi là ngưu não, có vị ngọt, tính ấm, hơi có độc, thường dùng chữa đầu phong choáng váng, tiêu khát, khí đầy sinh báng.

Khi chế biến các loại não, không nên nấu với nhiều nước, và chỉ nấu vừa chín, không nấu quá lâu. Tốt nhất là chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm. Điều này rất hợp với khoa học về chế biến thực phẩm, vì nếu nấu nhiều nước và nấu chín kỹ thì sẽ làm giảm một lượng lớn phospholipid có trong não.

Không dùng não làm món ăn cho người đang có bệnh thuộc nhiệt chứng, phát sốt, vì dễ gây phát phong, sinh nhiệt.

Như vậy, ăn não bổ não, quả là đúng với phương pháp dĩ hình bổ hình, hay tạng phủ liệu pháp của đông y.

Lời khuyên của người xưa là không nên ăn nhiều cũng rất hợp lý, vì các loại chất béo có trong não chỉ nên dùng khi cần thiết, để bổ sung cho cơ thể và dùng chữa bệnh. Nếu lượng của chúng tăng cao trong máu, sẽ dẫn tới nguy cơ gây ra nhiều bệnh tim mạch.

Não lợn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như : Não lợn hấp với nấm rơm hoặc nấm mối; Não lợn chưng cách thủy với tiêu, hành, gia vị.

Ngoài ra, não lợn còn thường được chưng với 2-3 loại dược liệu sau : hạt sen, long nhãn, hoài sơn, ý dĩ, phục linh, phục thần, viễn chí, sa nhân. Cũng có thể xào não lợn với đậu cô-ve hoặc cải bẹ xanh… Món nào ăn cũng rất ngon miệng và bổ dưỡng.

Phospholipid có vai trò tạo những chất có tác dụng giúp sinh tế bào mới, tạo vỏ bọc myelin của tế bào thần kinh, khiến sự truyền tín hiệu của các tế bào thần kinh được thuận lợi, nhanh chóng. Còn chất cholesterol rất cần thiết cho việc tạo ra các hormone sinh dục như estrogen, androgen, corticosteroid (hormone vỏ thượng thận).Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng tất cả các tế bào được bao bọc bởi màng chứa phospholipid, những hợp chất chứa phospho và các nguyên tố cơ bản khác như carbon và ni-tơ. Những phospholipid này là nền tảng của cấu trúc và chức năng của tế bào, và vì lý do đấy chúng được cho là thành phần không thể thiếu của sự sống.Khi ăn não của một số con vật như heo, bò, trâu…, chúng ta sẽ hấp thụ một lượng phospholipid và cholesterol đáng kể.Từ rất lâu, đông y đã đề cao công dụng của não động vật. Sách của Tuệ Tĩnh-Nam dược thần hiệu có ghi: Não heo gọi là trư não, có vị ngọt, tính hàn, hơi có độc nên ăn nhiều không tốt, thường dùng chữa đầu phong, chóng mặt, mụn nhọt đau nhức, lở chân, da bị nứt nẻ. Trong khi đó, sách Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông viết: “Trư não tục gọi là óc lợn. Ngọt, lạnh, có độc, chớ ăn nhiều. Chữa âm sang, chữa phong đầu choáng, nhọt sưng đau ngầm”.Não bò cũng là món bổ dưỡng, nó được gọi là ngưu não, có vị ngọt, tính ấm, hơi có độc, thường dùng chữa đầu phong choáng váng, tiêu khát, khí đầy sinh báng.Khi chế biến các loại não, không nên nấu với nhiều nước, và chỉ nấu vừa chín, không nấu quá lâu. Tốt nhất là chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm. Điều này rất hợp với khoa học về chế biến thực phẩm, vì nếu nấu nhiều nước và nấu chín kỹ thì sẽ làm giảm một lượng lớn phospholipid có trong não.Không dùng não làm món ăn cho người đang có bệnh thuộc nhiệt chứng, phát sốt, vì dễ gây phát phong, sinh nhiệt.Như vậy, ăn não bổ não, quả là đúng với phương pháp dĩ hình bổ hình, hay tạng phủ liệu pháp của đông y.Lời khuyên của người xưa là không nên ăn nhiều cũng rất hợp lý, vì các loại chất béo có trong não chỉ nên dùng khi cần thiết, để bổ sung cho cơ thể và dùng chữa bệnh. Nếu lượng của chúng tăng cao trong máu, sẽ dẫn tới nguy cơ gây ra nhiều bệnh tim mạch.Não lợn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như : Não lợn hấp với nấm rơm hoặc nấm mối; Não lợn chưng cách thủy với tiêu, hành, gia vị.Ngoài ra, não lợn còn thường được chưng với 2-3 loại dược liệu sau : hạt sen, long nhãn, hoài sơn, ý dĩ, phục linh, phục thần, viễn chí, sa nhân. Cũng có thể xào não lợn với đậu cô-ve hoặc cải bẹ xanh… Món nào ăn cũng rất ngon miệng và bổ dưỡng.

Source: thucanh.vn
Category: Chó cảnh

Rate this post

Bài viết liên quan