Trong quá trình nuôi chim chào mào, chim căng lửa hót hay, đấu tốt là tiêu chí được nhiều người nuôi để tâm. Tuy nhiên, tình trạng chim chào mào quá căng lửa cũng gây nên một số ảnh hưởng đến thể trạng chúng. Thucanh bật mí cách hạ lửa cho chào mào để bạn tham khảo trong một số trường hợp cần thiết. Mời bạn theo dõi thông tin dưới đây.
Những biểu hiện chào mào quá căng lửa
Để nuôi chào mào nhanh lên lửa, căng lửa đã khó. Nhưng việc căng lửa quá thì cũng không tốt cho chim. Điều này thường dẫn đến những tác động không tốt đến thể trạng của chim. Chúng sẽ có những dấu hiệu cơ bản như tự cắn lông cánh, lông đuôi, chân. Từ đó khiến bộ lông chúng trở nên xơ xác và kém thẩm mỹ đi nhiều.
Ngoài ra, cứ mỗi lần kè chim hay nghe tiếng con chim khác hót thì chim nhảy rất mạnh, bu lồng đòi cắn. Cũng có nhiều con căng lửa quá tự cắn vào bố lồng, vỏ trái chuối khô trong lồng.
Nếu phát hiện những biểu hiện như trên trong quá trình thúc chào mào lên lửa. Bạn phải tìm cách hạ lửa cho chim nhanh chóng. Việc hạ lửa để tránh cho chim bị hư bộ lông. Chào mào nhảy nhiều, cắn nhiều quá sẽ đuối sức. Thậm chí hỏng luôn cả chú chim.
Các cách hạ lửa cho chào mào
Sau đây là một số cách hạ lửa cho chào mào mà bạn có thể lưu lại.
Chế độ ăn uống
Thức ăn cũng là một trong các yếu tố giúp chào mào nhanh căng lửa. Bởi thế để giúp chúng có thể hạ lửa, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống cho chúng. Khi phát hiện các dấu hiệu chim quá căng lửa, bạn nên hạn chế cho chim ăn các loại cám nóng.
Nuôi chim căng lửa thường ăn cám số 2. Do vậy, các bạn có thể trộn cám số 1 và số 2 theo tỉ lệ 50/50 nhằm hạn chế chất nóng và kích thích.
Đồng thời bạn cũng nên cho chim ăn đa dạng các trái cây hàng ngày. Chủ yếu là những loại trái cây có tính mát như cam, cà chua, đu đủ, thanh long, dưa hấu. Các loại thức ăn này cũng sẽ giúp chim hạ lửa. Nhưng cũng vẫn giữ cho chào mào có được phong độ và không mất lửa hẳn. Duy trì chế độ này khoảng 4-5 ngày và bạn sẽ thấy chào mào có sự cải thiện hơn.
Tắm cho chào mào
Khi chào mào căng lửa là do chim đang đạt thời kỳ sung mãn nhất. Trong cơ thể của chúng cũng luôn cảm thấy nóng. Bởi vậy tắm cho chim chào mào cũng là cách làm hữu hiệu giúp hạ lửa chào mào hiệu quả.
Tiếp theo, bạn cũng nên bố trí chỗ nghỉ ngơi cho chào mào để giúp chúng có thể bình tĩnh hơn. Sau khi tắm xong cho chim, bạn có thể sử dụng áo lồng để trùm lại. Đồng thời treo ở nơi yên tĩnh, không nghe hay thấy những chú chim khác. Nên trùm áo lồng vừa đủ ánh sáng vào để chim thấy đường mà ăn. Duy trì cách làm này khoảng chừng 5 ngày sẽ thấy chào mào cải thiện hơn.
Cải thiện chế độ tập dợt thể lực chào mào
Một cách hạ lửa cho chào mào hữu hiệu đó là tìm cho chúng một con chào mào mái. Khi có đôi có cặp, chúng cũng sẽ để tâm đến người bạn bên cạnh mà hạn chế đi việc cắn cánh, đuôi.
Thêm nữa, bạn có thể mang chào mào đến các địa điểm dợt chim. Mỗi ngày nên cho chúng dợt 1 lần hay có thể gửi đến những nhà nào có nuôi nhiều chim. Thời gian chừng khoảng 3 ngày, do chào mào dợt quá sức cũng khiến chúng xuống sức và hạ dần lửa.
Bạn cũng có thể chuẩn bị môi trường tập lực riêng cho chào mào. Cho chúng vào lồng tập lực, một bên để thức ăn, một bên để nước. Khi chim bay qua lại quá nhiều lần sẽ đuối sức. Từ đó sẽ không còn tự cắn lông cánh hay đuôi nữa.
https://youtu.be/Orz9whVQ1bE
Việc căng lửa cho chim chào mào là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng nên có sự cân nhắc kỹ lưỡng về chế độ nuôi chim. Tránh để chúng căng lửa quá sức mà ảnh hưởng đến thể trạng. Hy vọng rằng, sau khi đọc xong các thông tin trên từ Thucanh, bạn sẽ có được kinh nghiệm hạ lửa cho chào mào khi cần thiết. Cảm ơn đã quan tâm đón đọc bài viết.
Xem thêm:
Bật mí các cách tắm cho chào mào hiệu quả
Bật mí các cây thuốc trị bệnh cho chào mào
Công dụng khoáng chất cho chào mào