Bẫy chim chào mào – Các cách làm an toàn, hiệu quả bạn nên biết

Chim chào mào được biết đến là một trong những loài chim có bộ lông đẹp và nổi tiếng hót hay được hội chim cảnh săn đón. Vì thế, nhu cầu bẫy chim chào mào cũng được nhiều người quan tâm. Vậy có những cách bẫy chim chào mào nào vừa an toàn lại hiệu quả, không tốn kém chi phí cũng như thời gian. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những cách đang được áp dụng phổ biến cũng như các lưu ý sau khi bẫy chào mào về. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây cùng Thucanh nhé!

Thời điểm bẫy chào mào

Hiện nay, tùy theo sở thích chơi chim mà nhiều người chọn bẫy các dòng chào mào khác nhau. Hiện nay, chào mào bổi già và chào mào má trắng đang được rất nhiều người ưa chuộng tùy vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên để biết được thời điểm bẫy chim chào mào phù hợp. Bạn cần có hiểu biết cũng như kinh nghiệm bẫy phù hợp.

Mùa bẫy chào mào bổi già

Một số người chơi chim thường chọn chào mào bổi già bởi đây là chim mùa đầu. Chúng thường là những con chim có thời gian sinh sống lâu ngoài tự nhiên, có tố chất và khá khỏe mạnh. Vì  thế, nếu bẫy được sẽ giúp ích cho quá trình thuần diễn ra nhanh hơn, giữ được lửa rừng khi chơi chim.

thoi-diem-bay-chao-mao-thucanh

Quá trình bẫy chim này thường diễn ra vào đầu tháng 10 dương lịch. Đây là giai đoạn chim mới thay lông xong và đang rất căng lửa. Đặc biệt là những chú chim đực vào mùa này thường hung hăng thường đấu đá tranh giành chim mái. Vì thế, quá trình mang chim mồi đến bẫy chim sẽ khá thuận lợi hơn.

Bẫy chào mào má trắng, chào mào non, chào mào má lở

Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 dương lịch, chào mào bắt cặp và vào mùa sinh sản. Vì thế, muốn bẫy được những chú chim non bạn có thể cân nhắc các thời điểm này. Thông thường những chú chim non này sau khi đầy đủ lông sẽ rời tổ để kiếm ăn. Chúng thường rất háu ăn, chưa quen với môi trường ngoài nên rất dễ dính bẫy. Chọn những chú chim này nhằm giúp cho quá trình rèn và ép giọng chim từ lúc nhỏ. Cũng như huấn luyện cho chúng các kỹ năng đấu đá, dụ dỗ chim mồi dễ dàng hơn.

Các cách bẫy chim chào mào hiện nay

Dùng hoa quả

Đây là một trong những cách bẫy chào mào sổng, cách bẫy chào mào má trắng thường được dùng nhiều. Bởi những chú chim này thường sẽ bị đói ăn, chúng sẽ sa vào ăn và dễ dính bẫy. Các loại trái cây được dùng để bẫy chim phải kể đến: Quả cà chua, quả ráy, chuối,… Với cách này, bạn có thể áp dụng cho nhiều loại chim háu ăn khác không riêng gì chào mào.

Sử dụng keo bẫy

Dùng keo chuyên dụng để dán lên lên cành cây, và đặt nó gần những chú chim bay qua kiếm ăn. Khi chim chào mào đậu chúng sẽ dễ bị dính vào và khó thoát ra được. Tuy nhiên, với cách bẫy chim bằng keo này lại dễ gây hỏng lông cho chim. Keo bám vào khiến lông bị hư thậm chí bị rụng nếu keo quá chắc. Thông thường, người ta hay kết hợp bẫy chim bằng keo với bẫy đấu. Bởi những chú chim không chịu nhảy vào lụp hay đậu ở cành cây. Khi kết hợp với bẫy đấu sẽ tăng tỉ lệ bắt được những chú chim chào mào trống hơn.

cac-cach-bay-chim-chao-mao-hien-nay-thucanh

Dùng lưới bẫy chào mào

Nên dùng loại lưới mỏng và có chiều rộng khoảng 3m và dài từ 30-100m để bẫy chim tùy nhu cầu của mỗi người. Nên dùng sào căng lưới ở những địa điểm mà chim rất hay bay qua lại để kiếm ăn. Kiên nhẫn chờ đợi chim hoặc lùa chim vào những chiếc bẫy này để chúng dễ bị dính bẫy hơn.

Dùng chim mồi

Với cách này, bạn nên chọn một con chào mào căng lửa vừa phải, có thể cất tiếng kêu các con khác kéo lại. Tuy nhiên, không quá căng lửa để tránh những con chim khác sợ không dám đậu vào đấu. Bên cạnh đó, bạn có thể mang theo một con chim mái thì tỷ lệ bẫy chim sẽ thành công cao hơn.

Sau khi đã chọn được chim mồi tốt, việc bạn cần làm tiếp theo là trang bị lồng bẫy chắc chắn. Nên chọn lồng cao để chào mào dễ dàng chui vào lồng mà không bị vướng mắc tránh sợ hãi.

cac-cach-bay-chim-chao-mao-hien-nay-1-thucanh

Tiếp theo, bạn nên quan sát và chọn địa điểm đặt lồng chim. Để bẫy được nhiều chim chào mào. Bạn nên đặt lồng ở những địa bàn thường xuyên kiếm ăn và lui tới đậu của chúng. Nên đặt ở những nơi ít hoặc không có người, không có tổ kiến,… Thêm vào đó, bạn có thể ngụy trang bên ngoài lồng các cây cỏ, lá cây, thêm hoa quả vào lồng,…

Xem thêm: Chim chào mào ăn gì? Dinh dưỡng hợp lý cho chim chào mào?

Chim chào mào được bẫy về nên cho ăn gì?

Chim chào mào sau khi được bẫy về cần được bổ trợ thức ăn hài hòa và hợp lý. Bởi lúc này chúng đang bị ảnh hưởng tác động tâm ý hoặc khá đói. Sau đây là những thực phẩm chào mào rất thích đồng thời giúp chúng tăng trưởng tốt hơn:

  • Trứng kiến: Loại mồi cung ứng khá nhiều lượng chất đạm và canxi để giúp lông chim chào mào mọc nhanh hơn.
  • Cám: Cũng là thực phẩm chim chào mào rất thích. Đây là loại thức ăn phổ cập khi nuôi dưỡng những chú chim chào mào nói riêng, các loại chim khác nói chung.
  • Các loại trái cây như đu đủ, cam, chuối. Cung cấp nhiều vitamin giúp chim tăng năng lực miễn dịch, giải nhiệt và tăng tỉ lệ nở trứng cho chim. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cho hệ tiêu hóa của chim khỏe mạnh để tăng trưởng tốt.

chim-chao-mao-duoc-bay-ve-nen-cho-an-gi-thucanh

Sau một thời gian cho ăn, nên quan sát về thái độ và hành vi của chim để xác định chính xác hơn chúng thích và không thích ăn gì. Đồng thời cân đối các loại thực phẩm phù hợp nhất cho chim chào mào.

Hiện nay có khá nhiều cách bẫy chim chào mào được nhiều người sử dụng trong môi trường sinh sống ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của các chú chim chào mào sau khi bẫy về. Bạn cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để chọn cách bẫy phù hợp. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn có thêm được những kiến thức mới về bẫy chim. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết cùng Thucanh nhé!

5/5 - (4 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan