Chim chào mào ăn gì? Dinh dưỡng hợp lý cho chim chào mào?

Nuôi chim chào mào là sở thích của rất nhiều tín đồ yêu thích chim cảnh. Tuy nhiên, với những ai mới tập tành nuôi chim thì vẫn còn nhiều thắc mắc rằng chim chào mào ăn gì? Dinh dưỡng nuôi chim thế nào là hợp lý? Bài viết hôm nay của Thucanh sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề này.

Đôi nét về chim chào mào

Chào mào là một loài chim Sẻ phân bốở châu Á. Nó là một loài động vật ăn quả thường trú được tìm thấy chủ yếu ở các nước châu Á nhiệt đới. Đặc điểm nhận dạng nó chính là mào nhọn màu đen, má trắng, sống lưng nâu, phủ dưới đuôi màu đỏ và đuôi dài màu trắng. Cả chào mào trống và mái đều có bộ lông giống nhau. Trong khi đó, chim non thì có màu xỉn hơn với bộ lông màu đen xám. Chúng khá dạn, thường đậu trên bụi rậm hoặc trên đường dây điện.

doi-net-ve-chim-chao-mao-thucanh

Chim chào mào ăn gì?

Chim chào mào ăn 3 loại thức ăn chính: thức ăn tươi từ động vật, thức ăn thô như cám, và trái cây.

Xem thêm:  Cách bố trí cầu cho chào mào và cách chọn lồng chào mào đẹp

Thức ăn tươi từ động vật

Thức ăn có chứa đạm là thực phẩm rất cần thiết cho quá trình phát triển của chào mào. Đạm có chứa nhiều trong thức ăn tươi sống. Bạn có thể chọn nguồn thức ăn tươi sống như cào cào, châu chấu, dế, các loại giun đất, các loại sâu gạo, sâu non. Bạn cần chú ý các nguồn thức ăn tươi sống không nên sử dụng như là các loại thịt tươi sống: thịt heo, thịt bò, thịt gà và các loại hải sản, cá, tôm.

chim-chao-mao-an-gi-thucanh

Thức ăn thô và cám

Việc sử dụng cám thô phải phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của chim chào mào. Đối với chim chào mào non, mọi người có thể sử dụng những loại cám pha sẵn. Bạn nên chọn những loại cám đến từ các thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo chất lượng. Đối với chim chào mào từ 18 tháng tuổi trở lên: bạn có thể cho chúng ăn cám tự ép. Để gia tăng giá trị dinh dưỡng và giúp quá trình phát triển được thúc đẩy nhanh hơn.

Ăn trái cây

Trái cây là thức ăn không thể thiếu cho các loài chim nói chung và chim chào mào nói riêng. Bạn cần giúp tăng khả năng hấp thụ bằng cách cho chúng ăn nhiều trái cây. Đây là nguồn dinh dưỡng vô cùng thiết yếu, không thể thiếu trong toàn bộ dòng đời của một cá thể chim chào mào.

Xem thêm:  Phân biệt chào mào mũ rơm với các loại mào khác của chúng

chim-chao-mao-an-gi-1-thucanh

  • Quả cam: cung cấp nguồn vitamin C dồi dào cho chim
  • Trái đu đủ: có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của chim. Lưu ý, không cho chúng ăn đu đủ trong giai đoạn sinh sản
  • Quả chuối: chứa kali và tinh bột với lượng lớn. Gúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và bài tiết
  • Cà chua, cà rốt: giúp chim thanh nhiệt và hỗ trợ tạo sắc tố lông trong quá trình thay lông
  • Thanh long ruột đỏ: giúp chim không bị táo bón. Giúp lông chim khỏe, mềm mượt và có sắc tố đẹp tự nhiên hơn

Dinh dưỡng hợp lý cho chim chào mào qua các giai đoạn

Chế độ dinh dưỡng cho chim chào mào non

Đối với chim chào mào non, bạn cần cho chúng ăn một lượng thức ăn đúng tiêu chuẩn. Không nên cho ăn quá ít, cũng không nên cho ăn quá nhiều. Ở giai đoạn này, chủ nuôi cần cho chúng ăn cám riêng. Cần chọn mua cám ở các cửa hàng uy tín, đảm bảo chất lượng. Cũng cần bổ sung cho chúng một số loại mồi tươi. Bởi chào mào non cần bổ sung đạm, vitamin để phát triển nhanh chóng. Lưu ý: thức ăn phải là các món mềm, dễ nuốt. Bởi chúng còn non yếu, hệ tiêu hóa chưa làm việc tốt.

dinh-duong-hop-ly-cho-chim-chao-mao-qua-cac-giai-doan-thucanh

Chế độ dinh dưỡng cho chim chào mào thay lông

Trong quá trình thay lông, người nuôi chim cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Sử dụng trái cây: giúp tạo sắc tố lông, cho ra màu lông đẹp và mềm mượt
  • Lưu ý, không nên sử dụng cả 2 loại trái cây trong cùng một ngày
  • Cho ăn trứng kiến, các loại mồi tươi: bổ sung đạm và canxi giúp phục hồi lông nhanh
  • Không nên sử dụng ớt và khoai ráy
Xem thêm:  Nô nức hội thi chim chào mào đầu xuân

Chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ cho chim chào mào căng lửa

Các chế độ dinh dưỡng dưới đây phù hợp để kích lửa cho chim chào mào:

  • Trái cây chuối và táo: đây là 2 loại trái cây được nhiều người sử dụng trong quá trình kích lửa và giữ lửa cho chim
  • Cám chim kích lửa và dưỡng lửa
  • Các loại mồi tanh và tươi: cho ăn ít từ 2 đến 3 ngày 1 tuần
  • Nên sử dụng trái cây và mồi tươi xen kẽ với cám, tránh sử dụng cả 3 loại trong cùng một ngày

dinh-duong-hop-ly-cho-chim-chao-mao-qua-cac-giai-doan-1-thucanh


Vậy là thắc mắc về chim chào mào ăn gì? Và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chim chào mào đã được Thucanh giải đáp. Hy vọng sau qua những thông qua những chia sẻ trên, người nuôi sẽ biết cách xây dựng chế độ ăn hợp lý nhất cho chim chào mào trong tương lai.

Xem thêm: Các loại chim Chào Mào ở Việt Nam – Chim Chào Mào ở đâu hót hay nhất?

5/5 - (3 votes)

Bài viết liên quan