Nguyên nhân chim bồ câu không ấp trứng và cách khắc phục

Chim bồ câu không ấp trứng là một trong những vấn đề hay gặp phải khi nuôi bồ câu sinh sản. Thực trạng này gây khó khăn cho quá trình gây con giống thế hệ sau. Từ đó khiến người nuôi cũng bị ảnh hưởng đến kinh tế. Bởi vậy cùng Thucanh tìm hiểu nguyên nhân cùng cách khắc phục tình trạng này kịp thời nhé.

Nguyên nhân vì sao chim bồ câu không ấp trứng

Chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản gặp phải rất nhiều vấn đề . Bên cạnh tình trạng chim không chịu đẻ thì việc chim đẻ nhưng không chịu ấp diễn ra khá phổ biến. Điều này thường bắt nguồn bởi một số nguyên nhân nhất định. Có thể kể đến như:

  • Chuồng nuôi, tổ chim chật hẹp, nực nội, ẩm thấp khiến chim muốn rời đi
  • Môi trường xung quanh tổ chim quá ồn ào làm bồ câu hoảng sợ, stress
  • Nguồn thức ăn, nước uống không đủ chất và thiếu hụt làm cho bồ câu không đủ sức khỏe để ấp trứng
  • Bồ câu gặp phải các vấn đề bệnh tật, ký sinh trùng
  • Thay đổi môi trường sống đột ngột
  • Bồ câu bị tấn công bởi một số con chim khác hoặc các con vật nuôi trong nhà
  • Các nguyên do này đều làm cho chim không hề tập trung chuyên sâu ấp trứng. Đây là hậu quả hay là hiệu quả tất yếu của quy mô chăn nuôi công nghiệp

Nguyen-nhan-vi-sao-chim-bo-cau-khong-ap-trung-thucanh

Bên cạnh đó, ngày nay mô hình nuôi chim bồ câu ngày càng tăng cao với mục đích thương phẩm, bán con giống. Điều này cũng khiến cho việc sinh sản của bồ câu bị ảnh hưởng. Chim bị ép, thúc đẻ dẫn tới stress. Tập tính của chúng cũng dần thay đổi để thích nghi với môi trường sống do con người tạo ra.

Cách khắc phục chim bồ câu không ấp trứng

Như chúng tôi đã đề cập, việc bồ câu không ấp trứng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình gây giống của chủ. Từ đó kinh tế của các hộ nuôi chim cũng suy giảm do không bán được con giống. Vì thế bạn nên có cách khắc phục kịp thời. Sau đây là một vài điều mà bạn có thể áp dụng.

Thay thế bồ câu ấp mới

Trong một đàn hay trong một trang trại chăn nuôi chim bồ câu thường chỉ xuất hiện số lượng ít chim bồ câu mẹ không chịu ấp trứng. Do đó các bạn có thể thay thế chúng bằng những con tốt hơn. Đó là với những trại chăn nuôi quy mô nhỏ. Còn với những trại chăn nuôi quy mô lớn thì cần sử dụng máy ấp trứng bồ câu để thay thế hoàn toàn việc ấp trứng từ bồ câu mẹ. Phương pháp này cũng đem lại hiệu quả cao hơn trong việc sản xuất con giống.

Thay-the-bo-cau-ap-moi-thucanh

Các trang trại lớn chuyên chăn nuôi chim bồ câu như ở Bắc giang, Thái bình, Hưng yên, Vĩnh phúc đều sử dụng máy ấp trứng tự động hóa để nâng cao tỉ lệ nở của trứng bồ câu. Các hộ nuôi cũng không còn phụ thuộc vào vào năng lực ấp của từng con. Bên cạnh đó còn giúp tăng thời hạn nuôi con và tăng tỷ lệ đẻ trứng của chúng.

Quan tâm cải thiện môi trường chỗ ấp, nơi ở của bồ câu

Môi trường xung quanh ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý sinh sản cũng như khả năng ấp trứng của chim bồ câu. Do đó, bạn nên chú ý xây dựng chuồng trại nơi cao ráo, yên tĩnh, tránh sự làm phiền của những con vật khác. Đồng thời chỗ ấp cũng cần sạch sẽ, khô ráo và thoáng. Như vậy chim bồ câu mẹ mới cảm thấy thoải mái và an tâm ấp trứng.

Chế độ ăn uống phù hợp

Trong quá trình bồ câu sinh sản hay ấp trứng, bạn cũng nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chúng. Các loại vitamin, chất khoáng, rau xanh khá cần thiết. Nước sạch luôn được cung ứng thường xuyên. Ngoài ra, bạn nên liên tục sử dụng chất điện giải giúp chim bồ câu khỏe mạnh hơn, giảm căng thẳng mệt mỏi, không cắn mổ nhau,…

Che-do-an-uong-phu-hop-thucanh

Phòng ngừa bệnh tật

Khi nuôi bồ câu, bạn cũng nên chú ý quan tâm đến sức khỏe của chúng. Đưa chim đi khám, tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y. Đồng thời chú ý vệ sinh chuồng trại và dụng cụ ăn uống thường xuyên.

Thucanh qua bài viết trên vừa chia sẻ đến bạn các nguyên nhân cũng như cách khắc phục việc chim bồ câu không ấp trứng. Nếu phát hiện vấn đề này xảy ra, hãy thử áp dụng xem có tiến triển gì tốt không. Đừng quên để lại bình luận bên dưới chia sẻ kết quả cho chúng tôi với nhé.

Có thể bạn quan tâm: 
Giá chim bồ câu các loại và địa chỉ bán uy tín ở Việt Nam hiện nay
Chim bồ câu bay vào nhà là điềm gì? Nên đánh con gì dễ trúng?

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan