Cách nuôi chim hút mật đúng cách, nhanh lớn và khỏe mạnh

Chim hút mật là loài chim có mối qua hệ xa với chim rười. Loài chim này có nhiều màu sắc rực rỡ tương tự như chim ngũ sắc nên thường được chọn làm chim cảnh nuôi trong nhà. Nếu bạn đang có ý định nuôi chim hút mật nhưng chưa biết nuôi thế nào và chọn giống ra sao. Vậy thì hãy cùng thucanh tìm hiểu cách nuôi chim hút mật đúng cách, nhanh lớn và khỏe mạnh trong bài viết sau.

Đặc điểm nhận biết chim hút mật

Chim hút mật là loài chim có kích thước rất nhỏ. Chúng có mỏ đen dài và hơi cong xuống, phù hợp với việc tìm kiếm thức ăn và mật hoa. Chim hút mật có màu lông đa dạng, bao gồm vàng, đỏ, xanh, tím, hồng và đen. Trong số đó chim hút mật 5 màu và chim hút mật 7 màu là hai loài được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.

Dac-diem-nhan-biet-chim-hut-mat-thucanh

Để phân biệt chim hút mật đực và cái có các đặc biệt như sau:

Chim hút mật cái

  • Màu lông thường nhạt hơn so với chim đực
  • Lông đuôi ngắn
  • Kích thước của đầu và thân thường nhỏ hơn chim đực

Chim hút mật đực

  • Màu lông thường nổi bật, có nhiều màu sắc
  • Lông đuôi dài
  • Kích thước đầu, vai và thân to hơn chim cái
  • Thường có khả năng hót cao và phát ra tiếng hót để thu hút chim cái

Chọn lồng nuôi chim hút mật

Khi chọn lồng nuôi chim hút mật, người nuôi cần chú ý đến kích thước. Lòng có kích thước từ 54 nan đến 68 nan là lý tưởng, với đường kính tối thiểu là 40cm và chiều cao 60cm. Lồng rộng giúp chim có đủ không gian bay nhảy và hoạt động tự nhiên.

Chon-long-nuoi-chim-hut-mat-thucanh

Về chất liệu, lồng chim nên được làm bằng gỗ và tre. Lồng gỗ ít ảnh hưởng đến sức khỏe chim và có độ bền cao. So với lồng thép, lồng gỗ mang lại mỹ quan tốt hơn. Tuy nhiên lồng thép có độ chắc chắn cao hơn. Đối với lồng nuôi, bạn có thể chọn hình dạng tùy thích như lồng vuông, lồng chữ nhật, lồng tròn,…

Thức ăn cho chim hút mật

Chim hút mật có tập tính ăn uống chủ yếu là mật hoa, đó là nguồn thức ăn chính của chúng. Ngoài ra chúng cũng có thể ăn trái cây và côn trùng nhỏ trong một số trường hợp. Sau đây là tổng hợp thức ăn của chim hút mật:

  • Quả mọng: Chim hút mật có thể ăn các loại quả mọng như nho, mâm xôi, dâu tằm, việt quất,…
  • Trái cây: Chim cũng rất thích ăn chôm chôm, xoài, thanh long, dưa hấu,…
  • Mật hoa: Mật hoa là nguồn thức ăn quan trọng của chim. Các loại mật hoa như mật hoa dừa, hoa dâm bụt, hoa đào chuông, hoa bông trang, hoa chuối,…
  • Sâu bọ và côn trùng: Chim hút mật có thể ăn sâu nhỏ, trứng kiến và một số công trùng nhỏ khác
  • Cám tổng hợp: Bạn có thể mua cám cho chim hoặc tự làm từ đậu xanh, trứng và tôm khô
  • Thức ăn dạng lỏng: Bạn có thể tạo thức ăn cho chim hút mật bằng cách trộn nước đường, mật ong và nước ép trái cây

Thuc-an-cho-chim-hut-mat-thucanh

Chế độ chăm sóc và vệ sinh cho chim hút mật

Để duy trì sức khỏe và sự phát triển cho chim hút mật. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng

  • Vệ sinh chuồng: Dọn dẹp chuồng và lồng định kỳ 1-2 lần/ tuần để giữ cho môi trường sống của chim sạch sẽ. Đồng thời máng thức ăn và nước uống của chim cũng được làm sạch hằng ngày để tránh nhiễm khuẩn
  • Tắm cho chim: Chim hút mật cần được tắm nắng và tắm nước thường xuyên để giữ lông và da sạch sẽ, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Thức ăn: Không nên cho chim ăn thức ăn mốc, ôi thiu hoặc nước bẩn. Vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của chim
  • Diện tích lồng: Lựa chọn lồng chim có diện tích rộng để chim có không gian bay nhảy thoải mái

Nhìn chung việc duy trì vệ sinh, cung cấp thức ăn sạch, cho chim tắm là yếu tố quan trọng để thực hiện cách nuôi chim hút mật.

Che-do-cham-soc-va-ve-sinh-cho-chim-hut-mat1-thucanh

Vừa rồi là bài viết thucanh đã chia sẻ cho bạn về cách nuôi chim hút mật đúng cách, lớn nhanh và khỏe mạnh. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loài chim này. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm: 
Cách nuôi cào cào đúng kỹ thuật, hiệu quả không phải ai cũng biết
Cách nuôi chim cút tại nhà ít rủi ro, cho hiệu quả kinh tế cao

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan