Cách tập lực cho chào mào hiệu quả nhất cho người mới nuôi

Trong quá trình nuôi dưỡng chào mào, bên cạnh cung cấp nguồn dinh dưỡng, việc tập lực cũng được chú trọng dành cho chúng. Điều này không chỉ giúp rèn luyện chim khỏe, điềm tĩnh mà còn nhiều lợi ích khác. Thucanh mời bạn cùng tìm hiểu cách tập lực cho chào mào hiệu quả nhất hiện nay.

Vì sao cần phải tập lực cho chào mào?

Vấn đề tập lực ở chào mào cũng giống như rèn luyện sức khỏe ở con người vậy. Tập lực đầy đủ, bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp chào mào tăng cường thể lực và khỏe mạnh. Đảm bảo sức khỏe để tham gia các cuộc tập dợt hay tham gia các cuộc thi đấu lớn.

vi-sao-can-phai-tap-luc-cho-chao-mao-thucanh

Vốn dĩ khi thi đấu, chào mào thường phải đấu hót trong nhiều giờ liên tục. Chưa kể còn thi đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng. Vì vậy nếu tập lực ban đầu sẽ tập luyện thói quen và sự bền bỉ ở chúng.

Thêm vào đó, việc tập lực cũng được nhiều người cho rằng giúp chào mào có thể thi đấu đằm và lâu dài hơn. Dáng đấu cũng nhìn thanh thoát, có lực hơn, bước nhảy cũng từ tốn hơn. Ngoài ra, việc tập lực cũng giúp chào mào trông thon gọn và bộ lông mượt, ôm gọn vào cơ thể.

Khi nào nên tập lực cho chim chào mào?

Xác định thời điểm tập lực cho chào mào cũng đảm bảo giúp chào mào tăng trưởng ổn định. Các thời điểm tập lực cho chào mào đó là:

Thời điểm thứ nhất phù hợp để cho chào mào tập lực đó là sau khi chim thay lông xong. Thực hiện các chế độ tập lực sẽ giúp chim ôm lông, và nhanh lấy lại được sự thanh thoát, thon gọn phong độ.

khi-nao-nen-tap-luc-cho-chim-chao-mao-thucanh

Thời điểm thứ hai đó là trước các trận thi đấu của chim. Rèn luyện thể lực giúp chào mào có đủ sức khỏe để đấu được hàng giờ trên giàn. Nhưng lưu ý chỉ cho tập lực trước ngày thi khoảng 10 ngày thôi. Còn 10 ngày trước khi thi chỉ chăm chim bình thường, phơi nắng, tắm táp, chăm mồi. Như vậy sẽ giữ được thể lực cho chim vào ngày thi.

Thời gian tập lực cho chim chào mào

Bạn nên cho chào mào tham tập lực vào buổi sáng tầm 7h30 khi có ánh nắng mặt trời. Vitamin D từ ánh nắng sáng sẽ có lợi cho lông và thể chất chào mào, giúp chim nhanh căng lửa hơn.

Các bạn nên rèn luyện thói quen này cho chim từ từ rồi dần dần tăng thời gian lên. Tránh bắt ép chúng tập nhiều giờ liên tục ngay ngày đầu. Việc này sẽ dễ làm chim bị đuối sức, sợ hãi, mệt mỏi.

thoi-gian-tap-luc-cho-chim-chao-mao-thucanh

Bạn có thể duy trì theo chế độ tập như sau:

  • Ở tuần đầu tiên, bạn có thể cho chim tập từ 20 – 30 phút thôi rồi cho chim nghỉ ngơi. Hai ngày tập 1 lần để chim nghỉ ngơi lấy sức nhé.
  • Vào tuần thứ 2, bạn có thể tăng thời gian tập lên từ 30-40 phút và vẫn tập ngày cách ngày. Bởi lúc này chú chim đã quen dần với chế độ tập rồi.
  • Tuần thứ 3 có thể tăng thời gian tập lực lên từ 45 – 90 phút.
  • Đến tuần thứ 4 trở đi, bạn cũng có thể cho chim tập thường xuyên hơn. Thời gian kéo dài từ 90 phút – 3 tiếng, có thể thả trong lồng lực tới chiều luôn cũng được. Chú ý là trong lồng luôn có đầy đủ thức ăn, nước uống.

Cách chọn lồng và chọn vị trí đặt lồng để tập lực cho chào mào

Để chim tập lực tốt, việc chọn lồng cũng khá cần thiết. Bạn có thể chọn những loại kích thước từ 1m2, 1m, 80cm, 60cm. Đối với lồng 1m2 hay 1m thì phù hợp thích hợp để chim tập từ (1h – 3h) hoặc từ sáng tới chiều.

Đối với lồng nhỏ hơn 80cm hoặc 60cm, khi chim đã quen với việc tập thì có thể để chúng sống ở trong lồng luôn cũng được.

cach-chon-long-va-chon-vi-tri-dat-long-de-tap-luc-cho-chao-mao-thucanh

Nên đặt lồng chim ở trên cao, tránh tiếp xúc với chó mèo. Có thể chọn những vị trí có ánh nắng chiếu vào vừa đủ. Để chim vừa sống vừa tắm nắng cũng là chế độ tập lực tốt cho chim.

Cách bố trí cầu, thức ăn, nước uống trong lồng tập lực

Về việc bố trí cầu ở những lồng 1m2, bạn nên lắp 3 cầu để chào mào đậu trong thời gian đầu. Việc bố trí cầu như sau:

Lắp 2 cầu 2 đầu, 1 cầu cao hơn, 1 cầu thấp hơn. Mỗi cầu cách thành lồng 15-20cm để tránh việc đuôi chim quẹt vào khi đậu làm hư xấu đuôi.

cach-bo-tri-cau-thuc-an-nuoc-uong-trong-long-tap-luc-thucanh

Bố trí 1 cầu ở giữa thấp xuống gần dưới đáy lồng. Việc này để giúp chú chim nghỉ giữa chừng nếu chưa quen bay từ đầu này qua đầu kia vào thời gian đầu. Hơn nữa, cách bố trí này giúp chú chim sẽ phải phóng lên khi muốn bay qua 2 cầu khác. Quá trình này cũng giúp chim có nhiều tư thế để tập lực mang lại sức khỏe tốt hơn.

Với những lồng nhỏ hơn như 1m, 80cm, 60cm có thể chỉ bố trí 2 cầu 2 đầu. Mỗi cầu cách thành lồng 15-20cm để tránh chim qua quẹt đuôi.

Các khay chứa thức ăn thì để 1 đầu, đầu còn lại là cóng nước. Việc này giúp cho chim phải bay qua bay lại nhiều hơn khi muốn ăn hoặc uống nước. Đây cũng là cách giúp chim tập lực và khoẻ hơn.

Một số lưu ý khi tập lực cho chim

Quá trình tập lực cho chim chào mào thường diễn ra trong thời gian dài. Vì thế, bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bạn nên đặt lồng lực ở vị trí cao tránh mèo, chó vồ khiến chim hoảng sợ và tổn hại chim.

mot-so-luu-y-khi-tap-luc-cho-chim-thucanh

  • Sau khi chim tập lực xong nhớ bổ sung cho chúng một miếng cam để chúng nhanh phục hồi lại thể lực.
  • Nếu chào mào đang gặp các vấn đề về sức khỏe như ho, tiêu chảy thì không nên tập lực cho chúng nhé
  • Trong lồng chim nên có một lớp vải bố hoặc carton lót vào bố lồng. Điều này sẽ giúp chim nếu có nhảy xuống bố lồng cũng không làm hư hay xấu đuôi.  Trên đỉnh lồng nên có một miếng che khác, giúp chim tránh được nắng, mưa.
  • Bố trí lồng lực nơi có ánh nắng mặt trời buổi sáng để tạo môi trường tốt giúp chim rèn luyện sức khỏe

Trên đây là những chia sẻ về cách tập lực cho chào mào hiệu quả được nhiều người áp dụng. Thucanh hy vọng bạn tích lũy được những kinh nghiệm tốt trong chăm sóc và nuôi dưỡng chào mào. Chúc các bạn thành công nhé.

Xem thêm:
Bật mí các cách tắm cho chào mào hiệu quả
Phân biệt chào mào mũ rơm với các loại mào khác của chúng
Vì sao chào mào bị xù lông?
Chim chào mào ăn trái cây gì để hót hay?
Top những điều cần tránh khi nuôi chim chào mào cho người mới

5/5 - (5 votes)

Bài viết liên quan