Chào mào bị ho do đâu? Cách chữa Chào mào bị ho thành công

Nếu bạn đang nuôi chim, đặc biệt là Chào mào chắc hẳn cũng biết rằng trong thời gian trưởng thành, chúng có thể sẽ bị mắc rất nhiều bệnh. Và một trong số những bệnh đáng lo ngại ở Chào mào chính là bị ho. Hãy cùng Thucanh tìm hiểu xem Chào mào bị ho do đâu? Cách chữa Chào mào bị ho thành công ở bài viết bên dưới đây.

Chào mào bị ho do đâu?

Cho những bạn chưa biết thì bệnh ho được xem là căn bệnh phổ biến ở loài chim Chào mào. Căn bệnh này được đưa vào danh sách bệnh dễ mắc nhất nếu chim có thể trạng yếu. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ho ở Chào mào chính là do thời tiết thay đổi.

chao-mao-bi-ho-do-dau-thucanh

Ngoài ra, ở một số loài chim khi thay đổi cám hạt đột ngột cũng gây ra tình trạng trên. Thông thường, bệnh khi mới mắc sẽ khá là nhẹ. Nếu không theo dõi chú chim kỹ thì sẽ không nhận biết được. Nhưng nếu để càng lâu thì bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.

Cách nhận biết chào mào bị ho

Khi nuôi Chào mào, bạn thỉnh thoảng sẽ nghe được tiếng chúng kêu chắt chắt. Tùy nặng hay nhẹ mà tiếng kêu sẽ dài hoặc ngắn. Đây là dấu hiện dễ nhận biết nhất cho thấy chú chim của bạn đang bị ho. Căn bệnh này làm cho chim rất khó chịu và hót ít hơn bình thường.

Ở một số con còn có các biểu hiện khác như:

  • Chim đang hót bỗng nhiên hét nhiều
  • Mỏ liên tục chép chép cành cạch
  • Chán ăn, bỏ ăn, ủ rũ hay quẹt mỏ.

cach-nhan-biet-chao-mao-bi-ho-thucanh

Không giống như người, khi bị ho thì có thể tự khỏi. Đối với chim, nếu để lâu sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Chim sẽ ngày càng ủ rũ, bỏ ăn và dần dần bị kiệt quệ đến chết. Vì vậy mà bạn không nên lơ là các dấu hiệu trên để nhận biết và đưa ra phương án kịp thời.

Cách chữa chào mào bị ho

Có rất nhiều cách trị chào mào bị ho được chia sẻ trên mạng. Nhưng chưa có ai hướng dẫn 1 cách cụ thể rõ ràng. Sau đây là một số cách cách trị ho cho Chào mào hiệu quả nhất. Tùy vào sức đề kháng của chim mà bệnh sẽ hết sớm hơn hay muộn hơn.

Nếu Chào mào thay lông bị ho

Khi thay lông chim sẽ bị giảm sức đề kháng khá nhiều. Nên chúng rất dễ bị ho, hoặc cũng có thể là khi chăm lồng bị trùm kín quá và không vệ sinh sạch sẽ cũng khiến chim dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Lúc này, hãy chữa bệnh ho cho Chào mào bằng gừng và mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Cách làm như sau:

  • Giã nhuyễn gừng và cho vào tách nước nóng.
  • Sau đó cho thêm một thìa mật ong.
  • Cho chim uống nước trà gừng vào mỗi buổi sáng để làm dịu họng và giảm ho. Uống trong 7 ngày và thay mới sau mỗi ngày
  • Vệ sinh lồng sạch sẽ mỗi ngày.

cach-chua-chao-mao-bi-ho-thucanh

Chào mào bị ho mất giọng, khàn giọng

Có thể do thay đổi thời tiết hoặc chim bị trúng gió dẫn đến việc bị ho khan, mất giọng tạm thời. Cách điều trị như sau:

  • 2 trái tắc (quất)) cắt bỏ hạt và 1 đốt gừng giã nhuyễn
  • Cho thêm 1 thìa nhỏ đường phèn và 2 muỗng cafe mật ong
  • 1 trái lê cắt hạt lựu bỏ vỏ
  • Trộn chung tất cả nguyên liệu trên vào 1 chén, đem hấp cách thủy.

Sau khi hấp, lọc bỏ xác, chỉ lấy nước. Cho chim uống nước hỗn hợp này liên tục 1 tuần hoặc có thể tăng lên nếu thấy chim không đỡ. Thay nước mới mỗi ngày và kết hợp với vệ sinh lồng. Nếu chào mào bị trúng gió thì nên thêm ít dầu gió hoặc dầu tràm xuống đáy lồng và bên ngoài lồng trong 2 hoặc 3 ngày đầu.

Chào mào bị ho lâu ngày chuyển sang mãn tính

Do thay đổi thời tiết, vận chuyển từ vùng này đến vùng khác có khí hậu khác nhau. Nên khí hậu thay đổi sẽ làm cho chim bị ho. Ngoài ra, nếu để chim ở nơi có không khí ô nhiễm, thường xuyên ngửi phải các mùi khó chịu của thuốc diệt muỗi, khói thuốc lá,… cũng sẽ gây ra bệnh ho mãn tính.

Cũng không loại trừ trường hợp do ăn, uống, hoặc lồng không được dọn vệ sinh. Hoặc chim bị ho từ chủ cũ mà khi mua bạn không biết. Cách chữa cho trường hợp chim bị ho mãn tính có 2 trường hợp.

Trường hợp 1: Chim đã bị lâu ngày vẫn hót bình thường, đối với trường hợp này chỉ có kiên trì trị nhiều tháng mới cho ra kết quả tốt.

  • 10 lá trầu không, 3 thìa mật ong nguyên chất và 200ml nước sôi
  • Thái nhỏ lá trầu không rồi dùng cối giã nhuyễn.
  • Ngâm lá trầu không đã giã nhuyễn vào nước sôi trong khoảng 20 phút. Vắt kiệt lá trầu không, lọc bỏ bã, lấy nước cốt.
  • Cho 3 thìa mật ong nguyên chất vào nước cốt lá trầu không, khuấy đều. Bỏ ra để nguội cho chim uống

Mỗi lần cho uống kéo dài 7 ngày. Mỗi tháng uống 1 lần. Trong thời gian điều trị, bạn cần cắt mồi tươi và trái cây hoàn toàn, chỉ cho ăn cám.

Trường hợp 2: Có thể tìm mua 1 số loại siro ho của trẻ em bé về pha cho chim uống. 1 cóng nước pha 3 – 5 ml siro em bé. 1 tháng 1 lần, mỗi lần kéo dài 7 ngày.

cach-chua-chao-mao-bi-ho-1-thucanh

Chào mào bị ho nặng

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do phơi nắng chim quá lâu. Hoặc là do Trúng gió đột ngột cũng khiến chào mào bị ho. Với trường hợp này, bạn chỉ có thể dùng thuốc trị ho chào mào Flo- Doxy Hecoli để chữa trị. Loại thuốc này có bán ở các tiệm gia cầm.

Chào mào bị ho có nên cho tắm không?

Vì thân nhiệt của chim có vấn đề và sức đề kháng suy giảm. Nên tuyệt đối không nên tắm cho chim cho đến khi chim khỏi bệnh hoàn toàn. Tất cả cách trên đều là những bài thuốc tự nhiên không ảnh hưởng đến chim. Thời gian chữa có thể kéo dài nếu thấy chim không đỡ.

chao-mao-bi-ho-co-nen-cho-tam-khong-thucanh

Đối với chào mào bị ho, bạn cần phải kiên trì. Tuyệt đối không nên hấp tấp, dùng thuốc bậy bạ có thể khiến chú chim bị nguy hiểm.


Trên đây là những nội dung mà Thucanh chia sẻ đến bạn giúp bạn có kiến thức về Chào mào bị ho do đâu? Cách chữa Chào mào bị ho thành công. Hãy xem thêm nhiều bài viết liên quan để có thêm nhiều tin tức hữu ích nhé.

Xem thêm: Các loại chim Chào Mào ở Việt Nam – Chim Chào Mào ở đâu hót hay nhất?

5/5 - (3 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan