Chim bồ câu là gì? Tìm hiểu công dụng và cách nuôi bồ câu

Từ lâu chắc hẳn chúng ta đã không còn lạ lẫm với hình ảnh những sứ giả đưa thư bồ câu hay xuất hiện trên các bộ phim rồi đúng không nào. Tuy quen thuộc là vậy nhưng bạn đã hiểu rõ chim bồ câu là gì chưa? Chúng có đặc điểm gì? Công dụng và cách nuôi ra sao? Theo dõi bài viết sau đây của Thucanh để biết thêm về loài chim này.

Chim bồ câu là chim gì?

Vốn là loài chim chung sống gần gũi với con người, hiện nay bồ câu được nuôi ở rất nhiều nơi. Chim bồ câu có tên khoa học là Columba livia domestica. Hiện nay chúng là loài có số lượng lớn nhất trong bộ. Ngoài nuôi làm cảnh, bồ câu còn được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau.

Mặc dù chưa biết rõ nguồn gốc của bồ câu từ đâu đến. Tuy nhiên có một số tài liệu cho rằng loài chim này xuất hiện từ thời Lưỡng Hà Cổ Đại và Ai Cập Cổ Đại. Sự phân bố của chúng cũng dần trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Giống chim này cũng có đa dạng về chủng loại. Tiêu biểu phải kể đến các loại như bồ câu Pháp, bồ câu gà, bồ câu ta, bồ câu Ai Cập,…

Đặc điểm

Như chúng tôi đã nói ở trên, bồ câu hiện nay cũng có chủng loại loài đa dạng. Ở mỗi loài cũng sẽ có sự khác nhau về ngoại hình. Sau đây sẽ là một vài đặc điểm chung của loài chim bồ câu.

Ngoại hình

Những con chim bồ câu hiện nay thường có kích thước cơ thể từ 20 – 25cm, chiều cao từ 15 – 20cm. Ở các giống bồ câu Việt thường sẽ có trọng lượng rất nhẹ, từ khoảng 300 – 400g/con. Con trống lớn hơn con mái.

Một số đặc điểm liên quan đến hình dáng thân hình của bồ câu nổi bật như:

  • Thân chim hình thoi
  • Cổ dài, đầu chuyển động linh hoạt giúp chim dễ dàng quan sát
  • Mỏ bồ câu có lớp sừng rắn chắc, hàm không có răng
  • Chi sau dài và có móng vuốt với 3 ngón trước và 1 ngón sau
  • Toàn thân có lớp lông vũ bao phủ. Lông tơ mảnh và có một lớp xốp giữ nhiệt giúp thân chim nhẹ nhàng
  • Màu sắc lông bồ câu đa dạng tùy vào từng loại, bao gồm trắng/đen/nâu/xanh nhạt
  • Phần lông đuôi chim có chứng năng bánh lái điều khiển hướng bay của chim
  • Cơ thể bồ câu có thân nhiệt ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường

Tính cách của bồ câu

Như các bạn thấy đấy, bồ câu là loài chim được nuôi khá phổ biến ở nhiều nơi hiện nay. Chúng có tính cách hiền lành, gần gũi và thân thiện với con người. Ở một số nơi công cộng, bạn cũng có thể dễ dàng tiếp cận và cho chúng ăn.

Sinh sản

Về sinh sản thì con trống không có cơ quan giao phối. Để giao phối thì xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời. Trứng sẽ được thụ tinh trong. Thông thường con mái sẽ đẻ được 2 trứng/lần. Bên ngoài trứng là lớp vỏ đá vôi bảo vệ phôi thai bên trong. Cả con trống và mái sẽ thay phiên nhau ấp trứng. Con non được nuôi từ sữa được tiết ra ở diều của cả chim bố và chim mẹ.

Tuổi thọ

Thông thường tuổi thọ trung bình của chim bồ câu từ 4 đến 7 năm. Tuy nhiên vòng đời của chúng cũng còn tùy thuộc vào môi trường thiên nhiên. Nếu nuôi dưỡng sẽ phụ thuộc vào điều kiện chăm nuôi của mỗi người chủ. Khi được chăm sóc tốt với điều kiện đủ đầy, chúng có thể sống rất lâu. Có những trường hợp chim sống đến 24 hay 30 năm.

Công dụng của chim bồ câu

Bồ câu trở thành con vật quen thuộc trong đời sống của con người chúng ta. Hiện nay, giống chim này được nhiều gia đình nuôi làm cảnh nhờ vẻ ngoài ưa nhìn. Đặc biệt chúng vô cùng thân thiện và gần gũi nên rất dễ huấn luyện. Một số nơi cũng dùng chúng tham gia vào công tác huấn luyện đưa thư, truyền tin hay làm xiếc,…

Ngoài được nuôi chơi cảnh, bồ câu hiện cũng được nuôi với mô hình làm kinh tế, làm thương phẩm. Trong thịt bồ câu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng. Giúp hỗ trợ bồi bổ sức khỏe cho cả người lớn lẫn trẻ em.

Cách nuôi chim bồ câu

Nếu như hứng thú với việc nuôi chim bồ câu, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau:

Chuồng nuôi

Đầu tiên, để nuôi chim bồ câu thì bạn nên chuẩn bị cho chúng một chuồng nuôi phù hợp. Kích thước chuồng phải đạt chuẩn về chiều cao, rộng và dài. Điều này cũng phụ thuộc vào số lượng của bồ câu mà bạn định nuôi. Nuôi càng nhiều thì chuồng nên lớn và rộng rãi để chúng cảm thấy thoải mái nhất.

Chất liệu làm chuồng có thể từ gỗ, tre, thép,… Đặt chuồng trên cao và thoáng mát. Nên cách mặt đất ở khoảng 1,5 đến 2m là phù hợp. Tránh đặt chỗ thấp gần với những động vật khác vì khá nguy hiểm và dễ lây bệnh.

Thức ăn

Tiếp theo, bạn cũng nên quan tâm đến cung cấp thức ăn đầy đủ cho chim bồ câu. Thức ăn chủ yếu của bồ câu là các hạt ngũ cốc tự nhiên như gạo, ngô, hạt kê, hướng dương, đậu, đỗ,… Cung cấp đa dạng nguồn chất xơ, vitamin cần thiết để chim khỏe mạnh.

Nên cho chim bồ câu ăn 2 lần/ngày. Lúc 7 – 9h buổi sáng và chiều tối khoảng 15 – 17h. Lượng thức ăn nên vừa đủ, chỉ khoảng 10% so với trọng lượng cơ thể chúng. Đảm bảo thức ăn sạch, dọn dẹp các thức ăn thừa còn sót lại. Đồng thời cung cấp nước sạch cho chúng.

Phòng bệnh cho chim bồ câu

Trong quá trình nuôi bồ câu, bạn nên quan tâm đến sức khỏe của chúng. Loài chim này cũng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột do vi khuẩn từ các thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, các ve đỏ ký sinh trên lông của bồ câu có thể hút máu chúng vào ban đêm. Nến thường xuyên quan sát biểu hiện lạ và điều trị kịp thời.

Bài viết ở trên của Thucanh đã giúp bạn biết được chim bồ câu là gì. Hiện nay, chúng được nuôi và bán với nhiều công dụng khác nhau. Vì thế bạn có thể nghiên cứu và tìm hiểu thêm về mô hình nuôi loài chim này nhé.

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan