Nguyên nhân chào mào ngoái ngửa và cách chữa trị hiệu quả

Chào mào ngoái ngửa không phải là tình trạng hiếm gặp khi nuôi chào mào. Vấn đề này xảy ra ở chim thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi có biểu hiện này, chào mào cảnh sẽ trở nên kém thẩm mỹ và khiến hoạt động thường ngày của chúng khó khăn hơn. Thucanh thông qua bài viết sau sẽ giúp bạn biết được các nguyên nhân và có cách chữa trị tình trạng này hiệu quả nhất.

Chào mào ngoái ngửa là hiện tượng như thế nào?

Tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng ngoái ngửa của chào mào cũng có những tác động không nhỏ đến cả chim lẫn người nuôi. Nó khiến chào mào trở nên kém thẩm mỹ và làm giá trị của chim. Ngoài ra, người nuôi sẽ rất khó khăn khi tập và huấn luyện cho chim về sau.

chao-mao-ngoai-ngua-la-hien-tuong-nhu-the-nao-thucanh

Chào mào bị ngoái ngửa chỉ hành vi khi chim bu trên nan lồng (thường ở khu vực gần nóc). Chúng sẽ ngước đầu về phía sau tìm đường đáp xuống thay vì đáp qua phải hoặc trái. Hoặc khi đứng trên cầu thì chào mào bị tật sẽ nhìn lên nóc lồng, ngước đầu về sau hoặc có khi quay đầu tứ tung trước khi chuyền cầu khác.

Nếu không khắc phục sớm tật ngoái ngửa, chào mào sẽ chuyển sang tình trạng ngoái lộn. Khi đó chúng sẽ ngoái cổ mạnh về phía sau thay vì chuyền cành như thông thường. Sau đó chim sẽ lộn người một vòng rồi mới tiếp đất.

Nguyên nhân chào mào bị ngoái ngửa

Chào mào gặp phải tình trạng ngoái cổ, ngoái ngửa thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Chào mào bổi mới bắt về thường rất dễ phát sinh tật này. Việc thay đổi môi trường sống một cách đột ngột và ép lồng mới khiến chim hoảng loạn. Chúng không thích nghi kịp nên thường có biểu hiện bu bám vào vành lồng, nóc để tìm cách thoát ra.

nguyen-nhan-chao-mao-bi-ngoai-ngua-thucanh

  • Chế độ ăn không đủ chất khiến chim gặp vấn đề về cột sống và các cơ.
  • Chọn lồng nuôi không phù hợp cũng khiến chào mào ngoái ngửa. Ví dụ như lồng quá hẹp, nóc quá cong, cầu đặt sai, có vật thể lạ ở trong cũng sẽ khiến chim sinh tật.
  • Khi chào mào đang trong giai đoạn thay lông, tâm lý bất thường cũng dễ khiến tình trạng ngoái ngửa xảy ra.
  • Do di truyền từ những con bố mẹ mang tật trước đó.
  • Chào mào bị chấn thương hay tổn thương cột sống
  • Để lồng chim dưới bóng đèn quá lâu. Chào mào bị thu hút bởi ánh sáng nếu môi trường xung quanh tối đi. Khi đó chúng thường ngửa lên nhìn hay bu bám vào nóc, nan lồng.

Cách chữa trị tật ngoái cổ ở chào mào

Việc ngoái ngửa ở chào mào thường không tốt và là điều không mong muốn của bất cứ chủ nuôi nào. Vì thế nên có cách chữa trị càng sớm càng tốt. Một số kinh nghiệm chữa trị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như:

Để chim bổi mới về có thời gian thích nghi

Chim bổi thường hay mắc tật ngoái cổ nhất. Vì thế khi mang chúng về, bạn không nên treo lồng ở chỗ đông người. Tránh mở áo lồng một cách đột ngột. Hãy mở áo lồng từ từ bằng cách hạ bớt nửa áo lồng bên trên hay mở nửa lồng.

cach-chua-tri-tat-ngoai-co-o-chao-mao-thucanh

Đặc biệt nên chọn nuôi chim bổi trong lồng lớn, không được quấn băng keo lên đầu lồng. Treo lồng cần chú ý không được quá cao hoặc quá thấp.  Ngoài ra nên chú trọng bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày của chúng. Cho chúng quen dần với lồng nuôi và sự xuất hiện của người.

Chọn áo lồng màu tối

Nên chọn các loại vải có màu tối sẫm như tím than, đen, nâu,…để trùm lồng lại. Tránh để ánh sáng xuyên qua. Hoặc tốt nhất nên treo lồng chim chào mào vào khu vực ít ánh sáng đèn điện vào lúc trời sập tối để tránh chim ngoái ngửa. Hạn chế việc treo lồng quá lâu dưới bóng đèn.

Đổi lồng mới, lắp cầu phù hợp

Một cách chữa trị chào mào ngoái cổ là đổi lồng và cầu cho chim. Tốt nhất nên sử dụng loại cầu là cầu bán nguyệt vì sẽ giúp chim hạn chế bám vành, đu nóc và không ngước nhiều khi nhảy. Khi thay lồng mới nên chú ý cử chỉ và hướng mắt của chim. Khi chúng có biểu hiện lạ về các bước nhảy hơn 1 ngày thì nên cho về lại lồng cũ.

cach-chua-tri-tat-ngoai-co-o-chao-mao-1-thucanh

Chú ý tạo một môi trường lồng mới thoải mái, rộng rãi để chúng cảm thấy an toàn và tự do hơn. Đảm bảo có đủ các dụng cụ ăn uống, cầu đậu.

Bài viết trên của Thucanh cũng đã bật mí cho bạn các nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng chào mào ngoái ngửa. Nếu chim nhà bạn đang nuôi gặp phải hiện tượng này, hãy áp dụng các phương pháp trên nhé. Khắc phục càng sớm sẽ khiến cho cho chúng cải thiện bớt tật xấu và trở nên đẹp đẽ, thu hút hơn.

Xem thêm:
Cách trị chào mào lười tắm
Nguyên nhân và cách trị chào mào rỉa lông
Chào mào núi là giống chim gì?

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan