Trong quá trình chăm sóc chào mào, bên cạnh chế độ ăn uống, việc tắm chim cũng là một yếu tố cần thiết. Điều này không chỉ giúp chim sạch sẽ, khỏe mạnh, hạn chế một số căn bệnh rận mạt gây hại. Ngoài ra, còn giúp chúng nhanh lên lửa và mạnh dạn hơn. Vậy qua đây Thucanh mách bạn cách tắm cho chào mào hiệu quả, an toàn nhất. Mời bạn cùng đón xem bài viết.
Chế độ phơi nắng cho chào mào đúng cách
Để giúp chim có được sức khỏe tốt, mạnh dạn và rèn luyện phong độ, tập cho chim tắm nắng cũng vô cùng quan trọng.
Nên tập cho chúng thói quen tiếp xúc ánh nắng mỗi ngày. Bên cạnh giúp rèn giũa bản tính chịu đựng, giúp chim căng lửa. Việc này còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Vitamin D từ ánh nắng mặt trời cũng giúp lông chim được cứng, đẹp hơn. Hơn nữa, việc phơi nắng cũng làm chim nóng, kích thích nhu cầu tắm nước ở chúng.
Bạn có thể cho chim chào mào tắm nắng ở thời điểm từ lúc mặt trời mọc đến khoảng 10h sáng. Mỗi ngày nên cho chim tắm khoảng 1 – 1,5 tiếng. Nếu thời điểm trời nắng gắt thì có thể giảm thời gian tắm lại. Ngoài ra, bạn có thể cho chim tắm vào buổi chiều khoảng từ 16 đến 17 giờ mùa hè. Còn mùa đông thì nên tắm sớm hơn.
Hạn chế cho chim phơi nắng lúc 12h – 13h trưa. Thời điểm này nắng gắt, tia cực tím sẽ làm hại đến chim. Không nên treo chim hướng mặt trời chiếu vào. Đồng thời không nên cho chim thấy mặt nhau khi phơi nắng, làm chim lâu lên lửa.
Tắm nước cho chào mào
Việc cho chim chào mào tắm nước cũng đòi hỏi đúng kỹ thuật. Bạn nên cho chúng tắm mỗi tuần tối thiểu từ 2 đến 3 lần. Việc tắm quá ít có thể khiến cho chim ngứa lông, khó chịu.
Trước khi tắm bạn có thể phơi chào mào đến 10h, thời gian phơi từ 15 đến 20 phút. Sau đó, treo chúng vào chỗ mát. Tuy nhiên để tập thói quen cho chim sau này thi đấu, bạn nên chọn thời gian tắm hợp lý. Thông thường thời hạn tắm cơ bản từ 12 đến 13 giờ trưa.
Cho chào mào vào lồng tắm để tắm nước cho chúng. Khi chim tắm xong, nếu thấy chim có biểu hiện rỉa lông thì cho chúng ra ngoài. Trong thời gian chim tắm, bạn nên chú ý vệ sinh lồng cóng cho chúng. Bạn cũng có thể cho chúng phơi nắng chừng 5 phút để khô lông rồi mang vào.
Với những trường hợp không cho chim tắm, bạn có thể cho chúng nhìn con khác tắm để kích thích. Ngoài ra, bạn có thể xịt một ít nước vào cơ thể chim để khiến chúng ngứa ngáy và chịu tắm.
Phương pháp tắm cho mỗi loại chào mào
Đối với chào mào bổi
Thường những con chim bổi thường mới bẫy về nên khá nhút nhát. Việc tập cho chim vào lồng tắm ban đầu cũng khá khó khăn. Đòi hỏi người nuôi phải có sự kiên nhẫn. Không nên ép chúng tắm vì dễ khiến cho chúng hoảng sợ, mất lửa.
Để tắm cho chim bổi, bạn nên cho chúng nhịn đói, đặt cóng thức ăn qua lồng tắm. Để miệng lồng tắm sát vào, khi nào chim đói sẽ tự bay qua một cách dễ dàng. Một số con cứng đầu không thèm tắm thì khi nhảy vào tắm tầm 5-10 phút là sẽ tự ngoáy nước.
Bạn nên chọn không gian yên tĩnh, ít người qua lại để tắm cho chim. Dùng nước xịt hoặc vẩy lên lồng chim, một lát sau chúng sẽ cảm thấy ngứa ngáy và chịu tắm.
Chim sau khi tắm xong có thể chuyển sang lồng nuôi. Cho chúng phơi nắng tầm 5 phút rồi treo vào chỗ mát, phủ áo lồng lại. Duy trì thói quen này cho chim bổi sẽ giúp chúng có được bộ lông khỏe và mượt. Việc của bạn là cần có sự nhẫn nại, kiên trì thời gian đầu.
Chào mào đã được thuần
Để tắm cho chào mào được thuần, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tắm nắng và tắm nước như chia sẻ trên.
Thời gian đầu, bạn nên chuẩn bị riêng cho chim một lồng tắm riêng. Trong thời gian chim đang phơi nắng có thể chuẩn bị nước tắm cho chúng. Nước được dùng để tắm cho chim nên là nước giếng vì chứa hàm lượng chất khoáng cao tốt cho chim.
Để loại bỏ các vi khuẩn, vi trùng trong nước, bạn có thể cho thêm một lượng muối iốt vào nước. Tránh trong quá trình tắm chúng ký sinh lên cơ thể chim. Khi tắm, bạn cũng có thể đặt thêm một chậu nước nhỏ vào trong lồng tắm để chim uống.
Trên đây Thucanh đã chia sẻ đến bạn cách tắm cho chào mào đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả nhất. Có thể thời gian đầu, chào mào còn chưa quen sẽ gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho bạn. Tuy nhiên, cần có sự nỗ lực để giúp chim có một thể trạng khỏe mạnh nhất. Cảm ơn đã theo dõi thông tin cùng chúng tôi.
Xem thêm:
Phân biệt chào mào mũ rơm với các loại mào khác của chúng
Vì sao chào mào bị xù lông?
Chim chào mào ăn trái cây gì để hót hay?
Có nên cho chào mào uống mật ong?
Bật mí những cách bẫy chim chào mào hiệu quả nhất