Những con chào mào khi nuôi thường có các tật như ngoái cổ, lộn nhào. Các vấn đề này thường liên quan trực tiếp đến việc bố trí cầu đậu. Bài viết sau đây của Thucanh sẽ giúp bạn biết được cách lắp đặt cầu cho chào mào chuẩn nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Chọn cầu phù hợp với kích cỡ của chân chim
Đây là điều rất quan trọng trong việc nuôi chào mào. Nhiều bạn bè hay chọn bừa một cây tre, cây gỗ, rễ cây để làm cầu. Tuy nhiên việc chọn loại cầu nên có sự phù hợp về kích thước với chân chim.
Nếu cầu có kích thước lớn thì các ngón chân của chim không bám được hết vào cầu. Chúng chỉ có thể bám được một phần của cầu dẫn đến dần dần các ngón chân của chim sẽ cong về 1 bên. Chim chào mào sẽ bị tật sau đó, điều này thường không tốt. Đặc biệt với những người nuôi chào mào thi đấu.
Ngược lại nếu cầu có kích thước nhỏ thì móng của chào mào sẽ không bám được vào cầu. Móng chim mà dài ra thì sẽ bị gãy, gây khó khăn cho chim khi di chuyển. Người nuôi sẽ tốn công, tốn thời gian để cắt tỉa móng cho chúng.
Do đó chúng ta cần phải chọn cầu có kích thước vừa phải. Thông thường kích thước chuẩn thường đạt khoảng 1.3 cm nhé. Như thế chân chim sẽ bám vào cầu và móng chim sẽ quặp ở 3/4 cầu dưới. Vừa giúp chim không bị tật mà chim cũng mài móng chúng ta không phải tốn công cắt tỉa.
Sự khác biệt trong cách chọn cầu cho chim giữa các vùng
Ở nước ta, mỗi vùng sẽ có cách chọn lồng và cầu đậu cho chào mào khác nhau. Có thể kể đến như:
- Ở miền Trung thường dùng 1 cầu chính cho lồng vuông. Thỉnh thoảng sẽ dùng thêm một cầu phụ. Còn với lồng tròn thì dùng 2 cầu.
- Tại khu vực miền Bắc sẽ hay dùng 1 cầu chính và 1 cầu phụ phía trên. Một số người dùng 2- 3 cầu lượn và rất hiếm khi dùng 2 cầu đặt song song.
- Ở khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang có sự khác biệt về lồng nên cầu đầu cũng có cách chọn riêng. Loại lồng thường thấy ở đây có từ 64-80 nan, khá to nên cách đặt cầu cũng khác. Thông thường, những người chơi chim sẽ bố trí từ 2- 3 cầu song song. Loại cầu là cầu thẳng, cầu gai hoặc cầu lượn. Đảm bảo sao cho cân đối với lồng.
- Tại miền Nam có cách đặt cầu khá đơn giản. Thường là 1 chính và 1- 2 cầu phụ với lồng tròn còn với lồng vuông sẽ là 1 chính 1 phụ.
Cách lắp đặt cầu cho chào mào
Mỗi nơi, vùng miền khác nhau thì sẽ có một cách đặt cầu khác nhau. Ngoài ra mỗi lồng nuôi khác nhau thì sẽ có cách bố trí cầu riêng.
Sau khi đã chọn được kích cỡ, loại cầu ưng ý thì bạn cũng nên đặt cầu cho đúng. Về cách đặt cầu thì có nhiều cách như bán nguyệt hay cầu thẳng. Cần lưu ý rằng đặt cầu cao hơn đáy lồng tối thiểu 3 – 4 cm. Điều này sẽ giúp đuôi chim không chạm vào đáy lồng dẫn đến lông quẹt vào phân bên dưới.
Đồng thời bạn cũng đặt cầu sao cho khoảng cách từ nóc lồng đến đầu chào mào từ 5 – 6 cm. Khi chào mào bay nhảy sẽ không bị chạm vào nóc lồng, giúp chim tự do hơn. Cầu cũng được đặt khoảng từ 2/3 đoạn từ cầu đến thành lồng. Khi nhảy chim sẽ không chạm vào thành lồng gây rụng lông, rụng đuôi. Tốt nhất nên đặt ở giữa lồng và ngang với cửa để tiện mang chim đi tắm.
Một vài lưu ý khác khi lắp đặt cầu cho chào mào
Khi lắp đặt nhiều cầu cùng một lúc thì bạn cũng nên quan tâm đến khoảng cách giữa 2 cầu trên 12 cm là hợp lý. Mặt phẳng chứa 2 cầu phải cách nhau từ 10 – 12 cm. Điều này giúp tránh việc phân chim rơi xuống cầu dưới. Nếu thích sử dụng rễ cây để làm cầu thì nên chọn phần rễ không cong quá.
Thêm vào đó, bố trí cầu đậu cho chào mào cũng cần xem xét với vị trí đặt cóng. Thông thường nên đặt cóng cao hơn cầu tầm 3cm và cách cầu từ 2-2,5cm. Nếu đặt cóng xa hay quá gần so với cầu thì khi chim ăn uống sẽ hay đứng lên thành cóng ăn.
Bài viết trên của Thucanh cũng đã giúp bạn biết được cách bố trí cầu cho chào mào đúng chuẩn nhất. Mong rằng qua kiến thức đã chia sẻ, các bạn sẽ biết được cách nuôi và thiết kế cầu trong lồng nuôi phù hợp. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi thông tin cùng chúng tôi.
Xem thêm:
Nguyên nhân chào mào ngoái ngửa
Cách trị chào mào lười tắm
Nguyên nhân và cách trị chào mào rỉa lông khi lên giàn đấu