Chào mào bị bể là gì? Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

Banner-backlink-danaseo

Chào mào bị bể vốn là tình trạng khiến nhiều người nuôi hoang mang và lo lắng. Đặc biệt nếu chú chào mào đó thường xuyên phải đi thi đấu thì lại càng không hay cho lắm. Bài viết sau đây của Thucanh sẽ giúp bạn lý giải các nguyên nhân cũng như cung cấp cách phòng và chữa trị tình trạng này ở chào mào hiệu quả.

Nguyên nhân chào mào bị bể là gì?

Chào mào bể hay còn gọi vỡ chim là chào mào chơi bị thua trận hoặc sợ 1 cái gì đó. Điều này thường do chim mất lửa do chim khác đè nẹt, cho chim cắn nhau, làm chim hoảng sợ.

Thông thường do hai nguyên nhân chính đó là:

Chào mào bể do người

Việc vỡ chim chào mào cũng xuất phát từ cách chăm của chủ nuôi. Trong quá trình nuôi chim, bạn hay hù chúng. Hoặc chim đang ngủ tới lấy lồng làm chim giật mình. Cũng có thể do bắt chim bổi ra cắt móng, nhổ lông làm cho chim sợ. Dẫn đến chim bay loạn xạ khi người tới gần.

nguyen-nhan-chao-mao-bi-be-la-gi-thucanh

Hoặc đang chơi gặp người là bay tán loạn, sụp mào. Trường hợp này khác với chim chào mào bổi hoặc bổi già. Cách này muốn trị thì siêng chăm sóc, gần chim thì sẽ cải thiện.

Chào mào bể với chim khác

Một nguyên nhân nữa đó là do chào mào bị con khác chét ché, nạt nộ dữ quá. Trường hợp này xảy ra đối với những con chưa được căng lửa. Nhưng chúng lại dám kè gần chim căng lửa, chim già mùa. Hoặc cho chim ép sát lồng cắn nhau, dẫn đến bể chim.

Nhận biết chim chào mào bị bể

Chào mào bị bể thường có những biểu hiện riêng. Bạn có thể quan sát thông qua các hoạt động thường ngày của chim. Thông thường, những con này khi chơi khoảng 1,2 phút tự dưng cụp mào, nhảy loạn, hoặc xù lông không chơi nữa. Hoặc chim đang chơi nửa chừng thì dừng lại, cụp mào, xù lông, không chơi nữa.

nhan-biet-chim-chao-mao-bi-be-thucanh

Tuy chúng vẫn hót bình thường khi về nhà nhưng kè chim là sụp mào, không chơi. Đây chính là dấu hiệu chim chào mào đã bị bể. Lúc này đòi hỏi người nuôi cần có cách khắc phục ngay để tránh chim bị hỏng khó phục hồi trở lại sau này.

Cách trị vỡ chim chào mào

Tiếp theo, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một số cách trị chào mào bị bể. Với chim má trắng thì cách trị rất khó. Còn với chim bổi thì tỷ lệ điều trị thành công thường cao hơn.

Trước tiên, trong quá trình điều trị, bạn cần treo chim ở nơi yên tĩnh, không nghe tiếng con chim khác. Chế độ chăm nom như thông thường nhưng cần bổ trợ thêm mồi tươi. Hoặc nếu có chim mái thì ngày cho kè mái khoảng chừng 15 – 30 phút để chim nhanh lấy lại lửa. Cứ chăm như vậy khoảng chừng 1 – 2 tháng thấy chim sung lại thì bạn có thể mang chim đi dợt lại.

cach-tri-vo-chim-chao-mao-thucanh

Nên lưu ý rằng treo chim ở xa, không kè gần. Dợt vậy khoảng chừng 3 lần thì mang kè gần, nhưng chỉ kè với chim yếu lửa và chim ít mùa. Nếu thấy chim khởi đầu chơi lại thì đã thành công rồi. Còn chưa chịu chơi thì cứ duy trì hoạt động chăm sóc,  dợt dãi đều đặn để lấy lửa lại dần cho chim.

Cách phòng tình trạng vỡ chim chào mào

Chào mào bị vỡ, đấu yếu là điều mà bất cứ chủ nuôi nào cũng đều không mong muốn. Vì thế bạn phải có cách phòng tránh để ngăn tình trạng này xảy ra. Một số mẹo sau đây có thể hữu ích cho bạn như:

  • Không nên chọc hay làm cho chim hoảng sợ.
  • Đừng cho các con chào mào cắn nhau, lỡ bị chim mạnh hơn cắn, đá thì 90 % là rất dễ bể.
  • Chim mới mang đi cội thì nên treo xa khoảng chừng 2, 3 lần rồi mới bắt đầu cho lại gần.
  • Không mang chào mào kè với chim già mùa, thấy chim chơi yếu thế thì xách chim ra liền.

cach-phong-tinh-trang-vo-chim-chao-mao-thucanh

Bài viết trên của Thucanh cũng đã giúp bạn biết được những nguyên nhân, cách phòng và điều trị tình trạng chào mào bị bể. Hy vọng các chia sẻ từ trang web chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên bỏ túi lại các kinh nghiệm ở trên khi cần nhé.

Xem thêm:
Cách bố trí cầu cho chào mào chuẩn
Nguyên nhân chào mào ngoái ngửa
Cách trị chào mào lười tắm

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan