Chào mào quen nhà lạ cội và cách khắc phục

Xin kính chào toàn thể anh em nghệ nhân gần xa, những người có chung niềm đam mê chim cảnh, như đã hứa, hôm nay Chào Mào Huế xin được chia sẻ với anh 1 bài viết về chứng chào mào quen nhà lạ cội mà chào mào hay mắc phải. Đối với những anh em lâu năm thì chuyện này có lẽ đã từng gặp qua, đã xử lí được. Bài viết mục đích hướng đến những người mới chơi, còn thiếu kinh nghiệm, những con người ham học hỏi. Trong phạm vi bài viết chủ yếu mang quan điểm cá nhân trên cơ sở những kinh nghiệm đút rút ra, vì vậy mong anh em bổ sung để bào viết được hoàn thiện hơn. Các bạn có thể xem thêm cách luyện chào mào chơi trường ở link bên cạnh.

 Đối tượng
Chim quen nhà lạ cội ở đây có thể bao gồm nhiều trường hợp khác nhau: chim mộc mới lên ở nhà chơi ầm ầm nhưng ra cội ko hót hét gì cả, chim thuộc đã nhiều mua nay bỗng dưng chỉ chơi ở nhà, ra cội ko chơi hoặc chơi yếu, chim mới đổi chủ, lúc ở nhà chủ cũ chơi nhiều nnay về chủ mới ko chơi nữa…Trong phạm vi bài viết chỉ phân tích 3 trường hợp chủ yếu trên, vì đây là những trường hợp an hem hay mắc phải nhất.

a. Trường hợp chim bổi nuôi lên
Chắc có lẽ nhiều anh em gặp phải trường hợp này. Theo mình có 2 nguyên nhân. Một là do tật từ khi nuôi từ bổi lên. Hai là do chú chào mào bị tật quen nhà là cội. Cách khắc phục chào mào quen nhà lạ cội như sau: Đối với chim bổi, đặc biệt là gìa rừng. Nhiều anh em thường chọn chỗ yên tĩnh, hoặc chỗ đông người mà ép dạn, thuần hóa. Con chim từ bổi mộc được treo một chỗ dần quen, khi thuần hơn, quen chỗ sẽ hót nhiều hơn, khi anh em chuyển treo chỗ khác chú chim lạ, bỡ ngỡ ít hót. Nhiều anh em lại muốn nghe chim hót nhiều nên chuyển về chỗ cũ khiến dần dà chú chim quen chỗ. Như câu ví: Gà cậy gần chuồng, chó cậy gần nhà. Như vậy khi mang đi chỗ lạ, chim bỡ ngỡ, gặp những chú chim đã quen cội, quen chỗ lạ hót đấu đè xuống, đã lạ, lại bị đè làm sao dám hót.

Vì vậy khi nuôi bổi mộc hay kể cả chim thuần trong nhà mình cũng nên liên tục đổi khác khu vực treo, lúc chỗ này, mai chỗ khác. Khi thì cao, lúc đặt đất để chim quen dần với sự biến hóa, vận động và di chuyển. Khi chim được mùa hoàn toàn có thể đấu được như thay lông xong mùa tiên phong trong lồng, khô lông, căng lửa lại thì ta mở màn cho đi dợt, khởi đầu tất yếu chim sợ nên trùm áo lồng cho nghe chim cội đấu nhau cho quen. sau mở dần ra. Lúc đầu treo xa, kiếm tán cây treo, sau chim có thái độ đấu lại thì dần đưa vào giàn đấu. Như vậy chim sẽ chiến dần theo thời hạn, không bị khớp .

b. Đối với trường hợp chim thuộc có mùa
Một số trường hợp chim thuộc đã có mùa, sau khi thay lông xong chim chơi yếu, mất lửa, ở nhà chơi nhưng ra cội thường chơi yếu hơn so với mùa trước nhiều. Theo Chào Mào Huế thì trường hợp nay do nhiều nguyên nhân, con chim thay lông xong còn yếu lửa, chưa căng; con chim trong quá trình thay long bị đổi chế độ, chỉ ít chăm nên mất lực, yếu hẳn. hoặc nó chỉ “kết” con nào đó ở nhà nên mới chơi.

Đối với trường hợp chim thay lông xong chưa có lửa (cái này chắc anh em nhìn là biết, chon chim nó không bai giờ chơi hết sức được, không căng cũng ko yếu) thì anh em cố gắng vào lửa cho em nó. Cách vào lửa thì cũng đơn giản vô cùng, cho ăn đầy đủ mồi tươi, trái cây, cám bã ỔN ĐỊNH, thường xuyên đi dợt dãi (cái này quan trọng)…tắm nắng, nước đầy đủ….
Đối với một số trường hợp con chim đã thay lông xong một thời gian, lông lá hoàn thiện, ở nhà chơi nhưng ra cội ko chơi nữa thì….ay da, ca này khó đây. Anh em cố gắng theo dõi em nó xem có gì thay đổi ko? Nó có bị đè ko? Có bị gì ảnh hưởng ko? (thay đổi thức ăn, nước uống? thay đổi cội)….nếu nó bì đè thì…cái này mình có viết bài rồi, chủ yếu là CHĂM LẠI TỪ ĐẦU. Làm cho nó quên đi nỗi sợ. Đối với trường hợp đổi cám đổi cội thì anh em cố gắng chăm một thời gian với chế dộ như trên là ok thôi.

c. Đối với trường hợp chim đổi chủ
Chim đổi chủ có nhiều trường hợp lắm, đa số chim đổi chủ đổi vùng 10 con thì hết nửa là bị tụt lửa, nghỉ chơi một thời gian, nặng thì thay lông mùa sau mới chơi được….Trong trường hợp này, chim mới đổi chủ về, ở nhà bạn nó chơi, nhưng ra cội chơi yếu thì có thể là do nó bị lạ, sốc với môi trường mới (mình cũng vậy thôi). Cho nên các bạn cố gắng chăm em nó kĩ xíu, từ thức ăn đến chế độ. Khoảng 1 thời gian là em nó hồi phục công lực lại thôi. Khi ra cội dù là chim thuộc cỡ nào nhưng vừa mới chuyển chủ chuyển vùng cũng nên đi biên cái đã, đừng nghe mấy ông kích mà đưa vào trong làm hỏng con chim.

Lời kết cho bài viết
Trên đây chỉ là một vài ý kiến nhỏ của mình về trường hợp chim quen nhà lạ cội, tất nhiên tố chất con chim là quan trọng chiếm 40%, 20% là dinh dưỡng, còn lại là chế độ chăm sóc, dợt dãi. Nên nếu con chim đã gấu thì có thế nào nó cũng chơi, chỉ là lúc đầu còn bỡ ngỡ chưa dám thể hiện mà thôi. Làm gì có chú chim nào mới ra cội đã chơi ầm ầm được, cái gì cũng cần có thời gian của nó. Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi. Anh em đừng vì chú chim của mình ra cội không chơi để rồi nản chí mà bỏ phí chú chim hay, để rồi sau này phải hối tiếc. Bài biết còn nhiều sai sót, mong anh em bổ sung thêm. Trong quá trình viết bài mình có sử dụng một số tư liệu từ Internet. Cảm ơn anh em đã quan tâm.

Bài viết của Chào Mào Huế

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan