Nguyên nhân chó bị tiêu chảy và cách điều trị không nên bỏ qua

Chó bị tiêu chảy thường đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để kịp thời phát hiện dấu hiệu cũng như có được phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả cho cún cưng nhà mình. Cùng Thucanh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân chó bị tiêu chảy

Chó bị tiêu chảy là vấn đề xảy ra ở chó khi đường ruột của chó có sự bất thường. Bệnh này thường xảy ra ở những chó con có hệ đường ruột kém. Khi chó bị bệnh, thường phân của chúng sẽ ở trạng thái lỏng. Tần suất xảy ra thường khoảng 2 lần/ngày trở lên.

nguyen-nhan-cho-bi-tieu-chay-thucanh

Một số nguyên nhân cơ bản thường đến từ:

  • Thay đổi thức ăn hay chế độ ăn uống không hợp lý
  • Môi trường sống thay đổi khiến chó căng thẳng
  • Thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu khiến đường ruột bị nhiễm khuẩn
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh đang dùng cho chó
  • Do cơ thể mắc một số chứng bệnh như Care, Parvo, giun sán, viêm gan,…

Các dấu hiệu tình trạng chó bị tiêu chảy

Những trường hợp nhẹ thì bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 đến 2 ngày. Bạn có thể bổ sung nước và chất xơ để ổn định lại hệ tiêu hóa cho chúng. Còn ở các trường hợp nặng, chó có các triệu chứng như tiêu chảy, bỏ ăn, sốt,… Lúc này nên có sự can thiệp của bác sĩ thú y.

cac-dau-hieu-tinh-trang-cho-bi-tieu-chay-thucanh

Một số dấu hiệu nguy hiểm mà bạn nên để ý khi chó mắc bệnh:

  • Chó bị nôn và đi ngoài ra máu
  • Xuất hiện tình trạng ốm và sốt cao trong nhiều giờ
  • Chó bị nôn không kiểm soát
  • Cơ thể chúng phờ phạc, mệt mỏi, kèm theo các cơn rên đau đớn
  • Chó bỏ ăn, sút cân trông thấy

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở chó

Tùy trường hợp diễn biến của bệnh tiêu chảy sẽ có các cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nên khắc phục càng sớm càng tốt để phục hồi nhanh và tốt nhất cho sức khỏe của chúng.

Bổ sung nước cho cún

Chó mắc bệnh tiêu chảy kéo dài thường dẫn đến tình trạng mất nước. Vì thế bạn nên bổ sung thêm lượng nước cho chúng. Ở trường hợp không có hiện tượng nôn ói, bạn có thể pha nước điện giải cho chúng uống. Nếu chó không chịu uống, bạn có thể dùng ống tiêm để bơm dung dịch này vào má chó theo tiêu chuẩn phù hợp.

cach-dieu-tri-benh-tieu-chay-o-cho-thucanh

Nếu ở trường hợp bệnh nặng, chó có triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy nặng. Bạn có thể tiêm truyền cho chúng theo các phương pháp tiêm dưới da, xoang bụng hay tĩnh mạch. Tuy nhiên, nên có kinh nghiệm và kỹ thuật đúng khi tiêm. Còn không, tốt nhất nên cho chúng đến gặp bác sĩ thú y nhé.

Cho chó dùng thuốc điều trị tiêu chảy chuyên dụng

Bạn có thể bổ sung Probiotic hay các sản phẩm lợi khuẩn tiêu hóa khi chó bị tiêu chảy. Khi cho chó ăn, bạn có thể trộn vào thức ăn hay nước. Tuy nhiên, nên mua các loại chuyên dùng cho chó. Không nên mua thuốc cho người để cho chó uống vì vi khuẩn đường ruột của hai bên khác nhau. Khi dùng có thể gây nên một số biến chứng không tốt cho cún.

Sử dụng cây nhọ nồi (cây cỏ mực)

Theo một số kinh nghiệm dân gian, bạn cũng có thể dùng cây cỏ mực để trị tiêu chảy ở chó. Dùng lá và thân cây nhọ nồi đem giã nhuyễn. Bỏ đi rễ. Cho vào hỗn hợp nửa bát nước, lọc và ray để lấy phần nước cốt. Để đảm bảo cân bằng điện giải, bạn có thể thêm vào đó khoảng 1/4 muỗng muối ăn.

cach-dieu-tri-benh-tieu-chay-o-cho-1-thucanh

Nếu là chó nhỏ, mỗi ngày nên dùng khoảng 1/4 chén. Những chó to thì uống mỗi lần một chén. Tuy nhiên, phương pháp này cũng áp dụng cho trường hợp chó bị tiêu chảy nhẹ.

Thiết lập chế độ ăn phù hợp

Có chế độ ăn uống hợp lý là một trong những phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả ở chó. Nên cho chó ăn uống đều đặn, không nên cho chúng ăn quá no hay để chúng quá đói. Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột. Hạn chế cho chó ăn xương và tiêu thụ quá nhiều chất béo.

cach-dieu-tri-benh-tieu-chay-o-cho-2-thucanh

Để theo dõi tình trạng của chó cưng, bạn nên cho chúng nhịn ăn khoảng từ 12 đến 24 tiếng. Sau thời gian đó, nên cho chúng ăn thức ăn mềm, loãng, nhạt hơn so với bình thường. Có thể là cơm mềm, cháo nhuyễn, khoai tây nghiền,… Kèm theo đó là các chất xơ như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bông cải,…

Tình trạng chó bị tiêu chảy nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy, bạn nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về các dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh phù hợp. Đừng quên cập nhật các kiến thức mới nhất từ Thucanh khi chăm sóc cho thú cưng nhà mình nhé.

Xem thêm:
Kinh nghiệm phối giống chó Poodle
Cân nặng của chó Phốc Sóc
Nguyên nhân chân chó bị sưng

5/5 - (3 votes)

Bài viết liên quan