Chào mào rỉa lông khi lên giàn đấu, đang đấu tốt thì dừng lại xỉa lông khiến chim bị yếu thế. Đây là điều mà các chủ nuôi chào mào không hề mong muốn chút nào. Sau đây, Thucanh bật mí cho bạn các nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng bệnh này hiệu quả ở chào mào. Mời bạn dành chút thời gian theo dõi thông tin bài viết.
Nguyên nhân chào mào rỉa lông
Chào mào rỉa lông thường do nhiều nguyên nhân. Bạn có thể quan sát hiện tượng này xảy ra trong lúc chăm sóc chim hoặc cho chim hót đấu. Thông thường, tình trạng này do một số nguyên nhân nhất định. Chẳng hạn như:
Chào mào bị thiếu chất
Khi chào mào bị thiếu chất dinh dưỡng, đuôi của chúng sẽ có những tín hiệu cầu cứu riêng. Chính vì thiếu chất nên đuôi của chim dễ rụng khi xỉa. Thường điều này cũng do một số nguyên nhân như:
- Chế độ cho ăn không đủ chất
- Lồng chưa được vệ sinh sạch sẽ
- Không tắm táp cho chim kỹ lưỡng
Chính những điều này tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển gây hại cho bộ lông của chào mào. Chúng thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và thường dành khá lớn thời gian để xỉa lông của mình.
Chào mào đấu yếu
Một nguyên nhân khiến chào mào thường rỉa lông khi lên giàn đấu đó là do bản chất chúng đấu yếu. Chúng cảm thấy bản thân không đủ sức để đấu cùng với những con khác.
Thế nên chim sẽ bắt đầu “giở trò”, chúng đấu chậm lại, xỉa lông và liên tục né đối thủ.
Tình trạng yếu lửa ở chào mào
Khi chào mào yếu lửa, chúng cũng không có hứng để tham gia đấu. Vì thế, nó hay dùng cách rỉa lông để né tránh việc thi thố. Khi khắc phục được, chim căng lửa và đấu tốt hơn.
Cách điều trị chào mào rỉa lông hiệu quả
Tùy trường hợp rỉa lông của chào mào sẽ có cách điều trị riêng. Đầu tiên, áp dụng cho chào mào bị rụng lông do sâu lông, ký sinh trùng. Cách tốt nhất để giúp chim bớt rỉa lông chín là vệ sinh bộ lông sạch sẽ. Có thể dùng nước muối pha loãng và tắm cho chim. Sau khi tắm xong, mang chúng ra phơi nắng. Cứ 2 ngày cho chim tắm 1 lần, duy trì sau 3-5 lần tắm sẽ thấy cải thiện rõ rệt. Việc tắm nắng nên được thực hiện vì có tác dụng bổ sung vitamin D giúp lông chắc khỏe.
Bạn nên thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ. Kết hợp mua thuốc diệt khuẩn BENKOCID cho chim tắm hoặc phun vệ sinh lồng.
Một lưu ý quan trọng đó là bạn nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho chim. Cho chúng ăn trái cây, cám và mồi tươi giúp nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Lồng chim cũng nên treo ở nơi yên tĩnh, tránh chim bu lồng, bay nhảy quá sức làm hư hại bộ lông.
Thucanh vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng chào mào rỉa lông hiệu quả hiện nay. Hy vọng rằng, bài viết sẽ hữu ích cho những bạn mới bắt đầu nuôi giống chim này. Cảm ơn đã quan tâm đón đọc thông tin bài viết cùng chúng tôi.
Xem thêm:
Chào mào núi là giống chim gì?
Cách tập chào mào bổi ăn cám
Phân biệt chào mào mũ rơm với các loại mào khác