Bật mí các cây thuốc trị bệnh cho chào mào cực hữu hiệu

Banner-backlink-danaseo

Chào mào vốn là một trong những loài chim cảnh được khá nhiều người nuôi hiện nay. Tuy nhiên, chúng cũng đòi hỏi một chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp. Nếu không chim cũng rất dễ mắc bệnh và ảnh hưởng đến ngoại hình và cả tính mạng. Hiện có nhiều thuốc chuyên dụng hỗ trợ trị bệnh cho chào mào. Nhưng Thucanh cũng muốn bật mí cho bạn các loại cây thuốc  trị bệnh cho chào mào có trong tự nhiên. Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

Cây xoan – bài thuốc trị bệnh cho chào mào hữu hiệu

Một số công dụng của cây sầu đâu cho chào mào

Một trong những loại cây thuốc trị bệnh cho chào mào cực kỳ hữu ích hiện nay phải nhắc đến cây xoan. Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi như cây sầu đâu, thầu đâu, sầu đông. Trong cuộc sống thường ngày, chúng được trồng dùng để làm bàn ghế hay làm giấy. Hoặc dùng với mục đích chắn gió trên các đồi. Ngoài ra, loài cây này cũng được dùng trong mục đích chữa bệnh cho chào mào. Cũng như tắm cho gia súc, trị bệnh nấm cho cá betta,…

cay-xoan-bai-thuoc-tri-benh-cho-chao-mao-huu-hieu-thucanh

Một số công dụng của cây sầu đâu:

  • Sử dụng lá của cây sầu đâu giúp trị rận mạt cho chào mào
  • Nhựa của cây có tính sát khuẩn giúp phòng tránh bệnh cho chim
  • Sầu đâu giúp trị sưng tấy, bong gân, yếu chân cho những con sống trong lồng lâu năm.
  • Ngoài ra, trái sầu đâu cũng là một trong các loại trái cây yêu thích của chào mào.

Cách sử dụng cây xoan cho chim chào mào

Hiện nay, cây xoan hay sầu đâu là một trong những loại cây có những công dụng nhất định khi nuôi chào mào. Một số cách sử dụng gỗ cây xoan trong khi nuôi chim như sau:

Làm cầu trong lồng nuôi chim chào mào bằng cành cây xoan. Thường chọn các cành có đường kính khoảng 1cm. Không nên chọn các loại gồ ghề, nhiều mắt hoặc quá to dễ làm cho móng chào mào bị cong.

cay-xoan-bai-thuoc-tri-benh-cho-chao-mao-huu-hieu-1-thucanh

Cầu thầu đâu hỗ trợ giúp chân chào mào khỏe hơn. Hạn chế được các tính trạng rận mạt bám gây hư chân, lông của chúng. Có thể sử dụng trong mùa thay lông giúp chào mào được khỏe hơn.

Dùng lá thầu đâu để nấu nước cho chim tắm nếu thấy chúng liên tục rỉa lông, cắn lông, nấm da, sâu lông. Bỏ thêm các lá sầu đâu ở dưới lồng nuôi cũng giúp diệt những loại ký sinh trùng gây hại cho chào mào.

Tắm lá bàng giúp giảm rận mạt ở chào mào

Tiếp theo, bạn cũng có thể dùng lá bàng như một loại cây thuốc để chữa trị bệnh cho chào mào. Theo một số nghiên cứu, lá bàng có tác dụng chống viêm. Khi dùng lá bàng tươi, đọt bàng nấu nước sẽ giúp vết thương mủ mau khỏi. Bên cạnh đó, lá bàng cũng được rất nhiều người nuôi cá cảnh hay chim cảnh sử dụng phổ biến. Nhất là trong các vấn đề phòng và trị bệnh về bộ lông của chúng.

tam-la-bang-giup-giam-ran-mat-o-chao-mao-thucanh

Bạn có thể dùng lá bàng đun sôi nấu nước. Để nguội và pha vào cóng nước tắm cho chim. Mỗi tuần có thể tắm cho chim từ 2 đến 3 lần bằng lá này.  Áp dụng cách này giúp cho chim giảm ngứa, hạn chế tình trạng rận mạt, sâu lông.

Lá chè giúp trị tiêu chảy ở chào mào

Tiêu chảy cũng là một trong những tình trạng bệnh phổ biến và khá khó chịu ở chào mào. Nó khiến cho chim nhanh yếu đi, xù lông, không căng lửa, thậm chí dẫn đến tử vong. Bệnh tiêu chảy cũng xảy ra do nhiều nguyên nhân cũng như có nhiều phương thức điều trị. Trong đó, sử dụng lá chè xanh cũng giúp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.

la-che-giup-tri-tieu-chay-o-chao-mao-thucanh

Dùng lá chè cũng là một trong các cây thuốc trị bệnh hữu hiệu ở chào mào. Nên chọn các lá chè tươi, rửa sạch rồi nấu lên cho chim uống thay nước. Nên thay nước chè mới cho chim uống mỗi ngày để tránh bị thiu. Áp dụng khoảng từ 3 ngày là bạn sẽ thấy hiệu quả ngay. Chào mào cũng sẽ hết tiêu chảy dần và sức khỏe cải thiện tốt hơn.

https://youtu.be/3E9bSxs-r_w

Trên đây Thucanh vừa gợi ý đến bạn các cây thuốc trị bệnh cho chào mào hữu ích có trong tự nhiên. Ngoài cho chào uống các loại thuốc chữa trị chuyên dụng, bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc này cho chim chào mào. Nó cũng sẽ giúp cho chúng cải thiện phần nào đó căn bệnh đang gặp phải đấy.

Xem thêm:
Chim chào mào giá bao nhiêu?
Cách chăm lông má và hậu môn chào mào đỏ
Có nên cho chào mào uống mật ong?

Rate this post

Bài viết liên quan