Nguyên nhân chào mào bị sâu lông và cách chữa trị hiệu quả

Trong quá trình nuôi dưỡng chào mào, sẽ không ít lần các chủ nuôi phải đối mặt với một số căn bệnh phổ biến chúng. Nổi bật trong số những căn bệnh thường gặp đó là sâu lông. Qua bài viết sau, Thucanh chia sẻ đến bạn các nguyên nhân chào mào bị sâu lông cũng như cách chữa trị hiệu quả.

Biểu hiện của tình trạng sâu lông ở chào mào

Sâu lông vốn là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở chào mào. Để nhận biết bệnh này ở chúng, bạn có thể theo dõi một số biểu hiện phổ biến như sau:

bieu-hien-cua-tinh-trang-sau-long-o-chao-mao-thucanh

  • Chào mào thường rỉa lông nhiều, hay rỉa lông đuôi, rỉa cánh
  • Chào mào bị xù lông rụt cổ
  • Phần lông đuôi, lông cánh bị gấp, tua tủa, xoăn, xác xơ, dễ rụng
  • Để ý phần lông ngực, đầu của chim bị rụng thành từng mảng. Để lộ phần da đỏ hay tím tái.
  • Chào mào không ra lông cánh trong khoảng thời gian dài

Nguyên nhân của bệnh sâu lông

Chào mào bị sâu lông thường do nhiều nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ quá trình nuôi dưỡng và môi trường sống hằng ngày. Một số nguyên nhân cơ bản như:

  • Trong quá trình chăm sóc chào mào, chúng không được vệ sinh cơ thể hay tắm nắng hợp lý.
  • Nguyên nhân tiếp theo đó là đó là do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ hoặc không hợp vệ sinh. Chim thiếu chất chủ yếu canxi và vitamin là những chất giúp bộ lông chim khỏe mạnh.

nguyen-nhan-cua-benh-sau-long-thucanh

  • Phần cám dùng cho chim không phù hợp, hàm lượng gây nóng lớn dẫn tới rụng lông.
  • Chim ăn quá nhiều kỷ tử, táo tàu, ớt, sâu quy và những chất căng lửa
  • Lồng nuôi không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn thừa lâu ngày tạo môi trường để vi khuẩn, ký sinh trùng, rận, mạt sinh sôi. Chúng bám vào lông chim và gây ra tình trạng ngứa ngáy, sâu lông ở chim.
  • Do chim bị lây từ các con chào mào bị bệnh khác

Cách chữa trị chào mào bị sâu lông hiệu quả

Tình trạng sâu lông nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ khiến cho chào mào mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến sức khỏe, vẻ đẹp của chim và gây khó khăn cho quá trình nuôi chim căng lửa thi đấu sau này. Vì thế, một số phương pháp chăm sóc và chữa trị chim được khuyến khích như sau:

Chế độ dinh dưỡng cho chim

Để khắc phục được tình trạng sâu lông ở chim, trước tiên bạn nên đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho chúng. Thời điểm này bạn nên cho chào mào ăn cào cào khô xay nhỏ khá phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm vào các loại cám ăn hằng ngày của chim. Điều này giúp chúng có thêm sức đề kháng tốt hơn.

cach-chua-tri-chao-mao-bi-sau-long-hieu-qua-thucanh

Bạn có thể cho chim ăn các loại cám lạt, cám số 1 kết hợp với các loại thực phẩm như cà chua, mướp, bình bát dây, đu đủ, cào cào non, dế. Không cho chim ăn sâu. Duy trì chế độ ăn này đến khi chim dần hồi phục lông trở lại.

Chế độ tắm cho chào mào bị sâu lông

Để chim tăng khả năng phục hồi lông và hạn chế sâu lông trở lại. Bạn cũng nên quan tâm đến chế độ tắm nắng và tắm mát cho chúng. Vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp bộ lông chim và xương thêm chắc khỏe. Nếu mùa hè, bạn có thể cho chúng tắm từ 2 đến 3 lần/tuần. Còn thời điểm mùa đông, nên tận dụng khi trời ấm và tắm cho chúng.

Khi tắm có thể pha thêm nước muối tắm, oxy già hay dạ hương để tắm cho chim từ 1 đến 2 lần trong tháng để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng.

cach-chua-tri-chao-mao-bi-sau-long-hieu-qua-1-thucanh

Khi chào mào tắm xong, bạn nên để chúng phơi nắng khoảng chừng 30-60 phút. Thời điểm mùa hè bạn để chúng ngủ ngoài trời, treo lồng lên cao để chúng có thể tắm sương vào buổi sáng cũng khá tốt.

Nếu một thời gian thấy lông đuôi chúng mọc lên được. Bạn nên chuẩn bị thêm màn che áo lồng để giúp chúng ngủ không bị hoảng gây rụng đuôi.

Ngoài ra, khi tắm chào mào bạn cũng có thể pha thêm bột Sulfamid 10 g theo hướng dẫn. Sau mỗi lần tắm xong, bạn phun lên lông chim một lớp rượu mạnh như vodka chẳng hạn. Có thể sử dụng bình xịt hoặc phun bằng miệng.

Chú ý đến vệ sinh lồng nuôi

Khi chào mào bị sâu lông, bạn nên cách ly chúng khỏi những con khác. Không dùng chung các vật dụng như cóng, cầu, áo lồng. Tiến hành vệ sinh sạch sẽ lồng nuôi, thức ăn, phân thừa dưới đáy lồng. Khử khuẩn sạch sẽ khu vực để chim điều trị bệnh tốt nhất.

cach-chua-tri-chao-mao-bi-sau-long-hieu-qua-2-thucanh

Những kinh nghiệm chăm sóc chào mào bị sâu lông vừa được Thucanh chia sẻ ở trên. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân của tình trạng sâu, xù lông ở chào mào. Từ đó biết được các phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Xem thêm:
Kinh nghiệm chăm sóc chào mào sinh sản hiệu quả nhất
Cách tập lực cho chào mào hiệu quả nhất cho người mới nuôi
Bật mí các cách tắm cho chào mào hiệu quả, đúng kỹ thuật
Phân biệt chào mào mũ rơm với các loại mào khác của chúng
Chim chào mào ăn trái cây gì để hót hay?

5/5 - (4 votes)

Bài viết liên quan